Muỗi đốt
Muỗi đốt là tình trạng côn trùng cắn phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải. Việc bị muỗi cắn không đòi hỏi bất kỳ điều trị đặc biệt nào cho đến khi có những dấu hiệu đáng báo động như sốt cao và nôn. Khi bị muỗi cắn bạn hãy chườm đá lạnh để làm dịu cảm giác ngứa ngáy, giúp vết đốt không bị sưng.
Nhện cắn
Chủ yếu, vết nhện cắn không độc. Những vết cắn này có thể dẫn đến viêm và ngứa. Bạn chỉ cần rửa vết thương bằng nước, thoa thuốc mỡ có chứa kháng sinh tránh nhiễm trùng. Che vết thương bằng gạc ướt hoặc khăn sạch để giảm đau hoặc sưng.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp các triệu chứng như đau, nổi hạch, buồn nôn, toát mồ hôi hoặc nhịp tim tăng lên, bạn có thể bị nhện độc cắn và cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
|
Ảnh minh họa. |
Rệp cắn
Rệp có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn. Khi bị rệp cắn, bạn có thể bị ngứa và gãi không ngừng, dẫn đến gây nhiễm trùng da. Bạn hãy xịt chất khử trùng lên giường. Để trị vết cắn này, bạn hãy bôi xà phòng cục lên vết cắn. Tiếp đến, rửa sạch bằng nước và đổ rượu cồn lên khử trùng rồi dùng cục đá lạnh chườm lên làm dịu vết cắn.
Ong đốt
Vết ong đốt khá đau và có thể dẫn đến sưng và đau nhói ở vùng da bị ảnh hưởng. Bạn không nên gãi vì nó có thể lây nọc độc trong cơ thể. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một con dao cùn hoặc một loại thẻ giống như thẻ ATM để kiểm tra xem có nọc ong trên da hay không. Khi đã loại bỏ nọc ong bạn chỉ cần thoa thuốc khử trùng là xong. Nếu bạn không thể tự xử lý được hãy tới gặp bác sĩ.
Ve cắn
Ve cắn có thể gây sốt kéo dài kèm theo mẩn đỏ khắp người. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây nhiễm trùng. Nếu bạn bị ve cắn hãy rửa sạch vết thương với xà phòng và ngay lập tức tới cơ sở y tế kiểm tra.
Bọ chét cắn
Bọ chét có thể gây ra vết sưng ngứa đỏ trên da. Để trị dứt điểm tình trạng này, bạn hãy rửa vùng da bị ảnh hưởng bằng nước và xà bông rồi sử dụng một chất khử trùng.
Đỉa cắn
Đỉa có xu hướng dính trên da và có thể ăn máu. Tốt nhất bạn hãy rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà bông và nước và thoa thuốc khử trùng.