Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Cà chua là loại quả giàu vitamin A, C, K, B6... và các loại khoáng chất khác như magie, phốt pho, đồng... Nó được mệnh danh là "thực phẩm vàng" cho sức khỏe nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp duiy trì sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể.
Cà chua là nguồn cung cấp tuyệt vời các vitamin A, C giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin có trong cà chua giúp phòng ngừa bệnh ung thư tiền liệt tuyến và các bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng và ung thư buồng trứng...
Chất lycopene này còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia cực tím trong ánh sáng mặt trời - nguyên nhân gây ra nám, sạm da, nếp nhăn... Ăn cà chua thường xuyên và dùng mặt nạ cà chua là cách làm sáng da tự nhiên, se khít lỗ chân lông, chống lão hoa hiệu quả.
Vậy ăn cà chua sống hay chín tốt hơn?
Cà chua chứa nhiều dinh dưỡng như vậy nên nhiều người đặt ra câu hỏi liệu ăn sống có tốt hơn nấu chín?
Một nghiên cứu của trường Đại học Cornell (Mỹ) cho biết, ăn cà chua chín sẽ tốt hơn so sới cà cua sống. Nguyên nhân là do các chất chống oxy hóa mạnh trong cà chua như lycopene cùng với beta-caroten... sẽ tăng cao khi cà chua được nấu chín. Hơn nữa, chất lycopen không hòa tan trong nước, nên khi nấu hay nghiền cà chua không làm mất đi những dưỡng chất đó.
Lượng vitamin C có giảm trong quá trình nấu nhưng không đáng kể.
Lưu ý khi ăn cà chua
- Bạn không nên ăn cà chua xanh vì chúng chứa chất kiềm, gây vị chát ở miệng, thậm chí có thể gây ra ngộ độc. Nên chờ cà chua chín đỏ rồi mới ăn.
- Không nên ăn cà chua khi đói bụng vì chất pectin và phenolic trong loại quả này phản ứng axit trong dạ dày có thể gây ra tình trạng nôn mửa, đau bụng.
- Người bị bệnh đại tràng cấp tính, viêm dạ dày không nên ăn cà chua để tránh bệnh nặng thêm.
- Không nên ăn cà chua cùng dưa chuột vì trong dưa có enzyme catabolic có khả năng phá hủy vitamin C. Khi kết hợp hai loại quả này với nhau, cơ thể sẽ không hấp thụ được lượng vitamin C cần thiết.