Theo tạp chí Allrecipes, thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn hơn các loại thớt khác. Thậm chí nếu biết được sự thật về những gì thớt nhựa gây ra, có thể bạn sẽ không muốn sử dụng lại nó lần thứ hai.
|
Không nên dùng thớt nhựa trong lúc chế biến thực phẩm ăn tái, sống. Ảnh: Shuttertock/ Venus Angel. |
Với đặc tính nhẹ, bề mặt nhẵn nhụi và dễ dàng lau sạch, nhiều người lầm tưởng rằng thớt nhựa vệ sinh hơn thớt gỗ. Nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy thớt nhựa ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn, là môi trường để vi khuẩn dễ dàng sinh sản.
Nghiên cứu của Đại học Wisconsin phát hiện ra rằng nhiều vi khuẩn, bao gồm cả salmonella (thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy) không thể tồn tại trên thớt gỗ khi để qua đêm. Tuy nhiên các vi khuẩn đó phát triển mạnh và nhân rộng trên một chiếc thớt nhựa.
Những chiếc thớt cũ, mòn, bị sứt mẻ hoặc có nhiều đường rãnh có thể là nơi ẩn nấp của mầm bệnh. Vì vậy, nếu chiếc thớt trong bếp đã quá cũ và tồn tại nhiều vết dao trên bề mặt thì bạn nên thay thế bằng chiếc thớt mới.
|
Dù là thớt nhựa hay thớt gỗ thì bạn cũng nên vệ sinh sạch lẽ, lau khô trước khi sử dụng. Ảnh: Shutterstock/Kondor83. |
Thớt nhựa chỉ nên dùng trong lúc thái thịt hoặc thực phẩm sẽ được làm chín trong nhiệt độ cao. Bạn không nên dùng thớt nhựa để thái thực phẩm ăn tái, sống hoặc các loại rau củ, hoa quả ăn ngay.
Tuy nhiên, dù là thớt nhựa hay thớt gỗ, bạn cũng nên vệ sinh chúng sạch sẽ bằng nước nóng và xà phòng trước khi sử dụng. Bạn nên làm khô chúng bằng khăn ngay sau khi rửa, không nên sử dụng thớt khi đang ướt để tránh vi khuẩn sinh sôi.