Cải bắp
Đây chắc chắn là loại cải dễ nhận biết nhất, không ai có thể nhầm lẫn. Cải bắp có là cuốn thành hình cầu. Loại rau này có thể luộc, xào, nấu, làm salad hoặc dùng để muối dưa.
Cải thảo
Cải thảo cũng là loại rau dễ nhận biết. Cải thảo có phần lá cuồn theo hình trụ, lá bên trông có màu xanh nhạt, lá ngoài thường xanh đậm. Loại cải này thường dùng để làm kim chi. Ngoài ra, cải thảo có thể dùng để xào, nấu hoặc nhúng lẩu đều ngon.
Cải canh (còn gọi là cải đắng)
Khi nấu, loại cải này có vị hơi đắng và cay nên còn được gọi là cải đắng. Cây cải canh/cải đắng có cuống lá dày, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành đường rãnh. Xung quanh lá cảnh cải có răng cưa không đều. Khi nấu canh cải đắng, người ta thường thêm một chút gừng.
Cải ngồng
Cải ngồng thường được luộc hoặc xào. Loại cải này có phần thân non mọc cao hẳn lên, lá xòe và có hoa màu vàng.
Cải ngọt
Cải ngọt có thể dùng để luộc, xào hoặc nấu canh đều được. Cải này có lá hơi tròn phía trên đỉnh và hẹp dần xuống gốc, lá phẳng.
Cải chíp (cải thìa, cải bẹ trắng)
Cải chíp cũng là một loại cả khá dễ nhận biết. Cải này có cuống dày màu trắng, có hình giống cái thìa, chứa nhiều nước. Người ta có thể chế biến cải chíp theo nhiều cách như luộc, xào, nấu canh...
Cải bẹ xanh (cải sen)
Cải bẹ xanh có lá hình tròn hoặc hình quạt, nhăn; ăn có vị cay. Cải bẹ xanh thường được dùng để muối dưa hoặc nấu canh.
Cải xoong
Cải xoong thân mảnh, nhiều lá nhỏ. Loại này thường được dùng để nấu canh, nhúng lẩu hoặc xào.
Cải xoăn (cải Kale)
Đây là loại cải mà không phải ai cũng biết. Nó có phần lá xoăn từ đầu đến cuối. Loại cải này thường được dùng để làm salad hoặc sinh tố.
Cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina)
Cải bó xôi có cuống lá dài, là tròn, màu xanh đậm, gốc có màu tím. Loại cải này có thể chế biến thành nhiều món và thường được dùng để làm salad hoặc sinh tố.