Bé sơ sinh mổ não vì bị rung lắc quá mạnh.
Thông tin về cháu bé đáng thương trên được đài truyền hình Giang Tô, Trung Quốc đăng tải. Theo đó nguyên nhân cháu bé phải nhập viện mổ não trong tình trạng nguy kịch vì bị ông bà bế sốc lên và rung lắc quá mạnh 2 lần trong khi dỗ bé.
Theo chia sẻ của ông nội bệnh nhi này, vì cháu khóc dỗ mãi không nín nên ông có bế và đung đưa lắc lư cháu một lúc rồi thôi. Trong khoảng 20 phút bế cháu ông lắc có mạnh 2 lần. Tuy nhiên, sau đó cháu có biểu hiện bất thường, phải đưa vào viện khám. Kết quả bị chấn động não, não của bé bị tổn thương, có nhiều dịch ứ phải phẫu thuật.
|
Rung lắc bé có thể khiến bé chấn thương não nghiêm trọng. Ảnh: Pinterest. |
Thực tế, không chỉ ở Trung Quốc tình trạng người lớn bế và rung lắc bé để dỗ dành khi bé khóc thường xuyên xảy ra ở nước ta. Mỗi khi bé khóc lóc người lớn thường vội vàng bế sốc chúng lên lắc lư, đi lại, đôi lúc rung rung bé khá mạnh. Cách làm này được cho là khác hiệu quả trong việc dỗ dành bé, có thể khiến bé nín khóc nhanh nhưng thực tế nó có thể gây ra những tai họa khủng khiếp.
Tác hại khôn lường khi bế rung lắc bé.
Một số nghiên cứu cho thấy, khi bé bị rung lắc chỉ khoảng 5 giây thì những tổn thương tới não đã có thể xảy ra. Nếu bị rung lắc mạnh có thể làm cho bé bị tổn thương não vĩnh viễn. Tổn thương nhẹ có thể làm cho trẻ chậm phát triển tinh thần, mất khả năng nói năng lưu loát, học tập không tiếp thu được bài vở. Nếu tổn thương nặng có thể gây xuất huyết võng mạc mắt, gây giảm thị lực hoặc mù, điếc, liệt thần kinh. Trường hợp rất nặng có thể dẫn đến tử vong.
Theo một vài bác sĩ chuyên khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh pôn các bậc cha mẹ, ông bà cần tuyệt đối tránh bế và rung lắc trẻ dưới 2 tuổi nhất là trẻ sơ sinh. Khi bị rung lắc quá mạnh có thể tác động xấu tới não của bé, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.
Để chăm sóc và bảo vệ bé nhất là trẻ dưới 2 tuổi khi cơ thể con rất non nớt thì cha mẹ không nên làm những động tác nhanh đột ngột như bế rung lắc bé mạnh, bế bé thốc dậy, nhấc bổng trẻ lên cao, xốc nách nhấc trẻ lên cao rồi hạ xuống, tát, đánh vào đầu trẻ vì nó đều có thể gây ra những tác động xấu tới não của trẻ.
Khi di chuyển trẻ, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định. Không ôm giữ trẻ khi cãi cọ. Khi trẻ khóc kéo dài không dỗ được cần phải kiểm tra kỹ nguyên nhân, không nên bỏ qua chi tiết này. Những bậc ông bà của trẻ cũng không nên vì qúa yêu trẻ mà rung lắc hay tạo áp lực cho cha mẹ của trẻ khi trẻ khóc nhiều.
Mời quý vị xem video: Bé nói chuyện điện thoại cực đáng yêu. Nguồn video: YouTube/Henrik Nielsen.