Mía có vị ngọt sắc, mùa hè được ép thành nước, pha thêm chút đá là cực nhiều người thích uống. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là cây mía thực sự có hai mặt, bình thường là loại cây bổ máu, nhưng ăn vào tháng 4, tháng 5 có thể sẽ hại gan, cực độc. (Ảnh minh họa)Theo tìm hiểu, mía có hàm lượng đường cao, từ 16% đến 18%, nên còn được mệnh danh là “kho nước đường”, không chỉ mang lại cảm giác ngon ngọt mà còn cung cấp calo và dinh dưỡng cho cơ thể con người.Trong mía cũng chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người như canxi, sắt, phốt pho, kẽm, mangan… Trong đó, hàm lượng sắt đặc biệt phong phú, khoảng 1,3 mg sắt trên 100g mía, xếp vào hàng tốt nhất trong các loại quả, cây ăn được. Cơ thể con người thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, vì vậy, mía giàu sắt còn được mệnh danh là “cây bổ máu”.Trong mía cũng chứa vitamin A, B, C, E và các loại vitamin khác, trong đó vitamin A, vitamin C và vitamin B2 là những chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chống lão hóa. Vì vậy, ăn mía, uống nước mía còn có tác dụng làm đẹp da, các bạn yêu làm đẹp có thể tin dùng.Đồng thời, loại cây này có chứa nhiều loại axit amin, vitamin B1 / B2, cacbohydrat và các nguyên tố vi lượng phong phú có lợi cho cơ thể con người. Ăn mía thường xuyên có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả và giúp tăng cường khả năng miễn dịch.Thế nhưng, ăn mía vào tháng 4 và tháng 5 thì không nên, vì sao lại như vậy? Dân gian có câu: “Cây mía vào tiết Thanh minh còn độc hơn rắn!” Nghe rất đáng sợ, vậy mía trước và sau Thanh minh có thực sự đáng sợ như vậy không?Hóa ra độc tố được đề cập đến ở đây không phải bản thân cây mía mà là do cách bảo quản. Nếu bảo quản không đúng cách, mía dễ bị "lòng đỏ" hay "tim đen", mốc và đổi màu.Do nhiệt độ bắt đầu tăng cao trong khoảng thời gian này, mía rất dễ bị nấm mốc. Mía bị nấm mốc sẽ chuyển sang màu đỏ, thường được gọi là mía tim đen, mía lòng đỏ. Loại mía mốc này chứa 3-Axit nitropropionic, một chất độc thần kinh.Chỉ cần lượng độc tố 3-Axit nitropropionic nhỏ hơn 0,5 gam đã có thể dẫn đến nhiễm toan propionic, hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.Các triệu chứng ngộ độc do ăn phải mía bị mốc như thế nào? Ban đầu là rối loạn tiêu hóa thoáng qua, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân đen, sau đó là các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, nhức đầu, mắt thâm quầng và nhìn nét đôi.Trường hợp nặng có thể co giật kịch phát, trong cơn co giật, tứ chi cứng, gập và xoay trong, bàn tay dạng chân gà, nhãn cầu lệch lên trên, đồng tử giãn, sau đó hôn mê.Bệnh nhân có thể chết vì suy hô hấp, người sống sót để lại di chứng thần kinh nặng nề, có thể tàn phế suốt đời.Điểm đáng sợ nhất là hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được giải phát hữu hiệu để chữa trị, có nghĩa là không có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại độc tố này.Vì vậy, nếu bị ngộ độc do ăn phải mía bị mốc thì nên nhanh chóng đi khám, đồng thời thải độc trong cơ thể ra ngoài bằng cách rửa dạ dày và thụt tháo càng sớm càng tốt. Biện pháp phòng bệnh chính là không mua hoặc ăn mía bị mốc, hư hỏng. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)
Mía có vị ngọt sắc, mùa hè được ép thành nước, pha thêm chút đá là cực nhiều người thích uống. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết là cây mía thực sự có hai mặt, bình thường là loại cây bổ máu, nhưng ăn vào tháng 4, tháng 5 có thể sẽ hại gan, cực độc. (Ảnh minh họa)
Theo tìm hiểu, mía có hàm lượng đường cao, từ 16% đến 18%, nên còn được mệnh danh là “kho nước đường”, không chỉ mang lại cảm giác ngon ngọt mà còn cung cấp calo và dinh dưỡng cho cơ thể con người.
Trong mía cũng chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người như canxi, sắt, phốt pho, kẽm, mangan… Trong đó, hàm lượng sắt đặc biệt phong phú, khoảng 1,3 mg sắt trên 100g mía, xếp vào hàng tốt nhất trong các loại quả, cây ăn được. Cơ thể con người thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, vì vậy, mía giàu sắt còn được mệnh danh là “cây bổ máu”.
Trong mía cũng chứa vitamin A, B, C, E và các loại vitamin khác, trong đó vitamin A, vitamin C và vitamin B2 là những chất chống oxy hóa tự nhiên giúp chống lão hóa. Vì vậy, ăn mía, uống nước mía còn có tác dụng làm đẹp da, các bạn yêu làm đẹp có thể tin dùng.
Đồng thời, loại cây này có chứa nhiều loại axit amin, vitamin B1 / B2, cacbohydrat và các nguyên tố vi lượng phong phú có lợi cho cơ thể con người. Ăn mía thường xuyên có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả và giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Thế nhưng, ăn mía vào tháng 4 và tháng 5 thì không nên, vì sao lại như vậy? Dân gian có câu: “Cây mía vào tiết Thanh minh còn độc hơn rắn!” Nghe rất đáng sợ, vậy mía trước và sau Thanh minh có thực sự đáng sợ như vậy không?
Hóa ra độc tố được đề cập đến ở đây không phải bản thân cây mía mà là do cách bảo quản. Nếu bảo quản không đúng cách, mía dễ bị "lòng đỏ" hay "tim đen", mốc và đổi màu.
Do nhiệt độ bắt đầu tăng cao trong khoảng thời gian này, mía rất dễ bị nấm mốc. Mía bị nấm mốc sẽ chuyển sang màu đỏ, thường được gọi là mía tim đen, mía lòng đỏ. Loại mía mốc này chứa 3-Axit nitropropionic, một chất độc thần kinh.
Chỉ cần lượng độc tố 3-Axit nitropropionic nhỏ hơn 0,5 gam đã có thể dẫn đến nhiễm toan propionic, hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Các triệu chứng ngộ độc do ăn phải mía bị mốc như thế nào? Ban đầu là rối loạn tiêu hóa thoáng qua, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, phân đen, sau đó là các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, nhức đầu, mắt thâm quầng và nhìn nét đôi.
Trường hợp nặng có thể co giật kịch phát, trong cơn co giật, tứ chi cứng, gập và xoay trong, bàn tay dạng chân gà, nhãn cầu lệch lên trên, đồng tử giãn, sau đó hôn mê.
Bệnh nhân có thể chết vì suy hô hấp, người sống sót để lại di chứng thần kinh nặng nề, có thể tàn phế suốt đời.
Điểm đáng sợ nhất là hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm được giải phát hữu hiệu để chữa trị, có nghĩa là không có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại độc tố này.
Vì vậy, nếu bị ngộ độc do ăn phải mía bị mốc thì nên nhanh chóng đi khám, đồng thời thải độc trong cơ thể ra ngoài bằng cách rửa dạ dày và thụt tháo càng sớm càng tốt. Biện pháp phòng bệnh chính là không mua hoặc ăn mía bị mốc, hư hỏng.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)