Củ mã thầy (hạt dẻ nước)
Củ mã thầy hay còn gọi là hạt dẻ nước là loại củ thường được ăn sống để giải khát. Chúng giàu dinh dưỡng, ăn vào có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng rất tốt.
Củ mã thầy tròn dẹt ăn giòn và mọng nước, vị ngọt nên được nhiều người ưa thích ăn như một loại trái cây. Nhưng củ mã thầy trồng ở vùng đầm lầy nên nhiều vi khuẩn ký sinh trùng. Nhiều người nghĩ chỉ cần rửa sạch củ, gặm vỏ ngoài cũng chẳng sao, nhưng làm như vậy rất dễ nuốt phải ấu trùng giun. Cho nên, để ăn loại củ này cần gọt kỹ vỏ trước khi ăn. Có thể mang nấu canh hoặc luộc chín làm salad.
Củ niễng
Củ niễng là loại củ ngọt, xào lên ăn ngon. Củ niễng mang xào trứng hoặc xào thịt bò ăn rất ngọt và thanh. Củ niễng thường được trồng dọc các con mương ngoài ruộng và đất bùn cạnh ruộng lúa cho nên cũng dễ có các loại ký sinh trùng. Bởi vậy củ niễng cần được xào chín ăn mới an toàn.
Củ ấu
Củ ấu là một món ăn vặt rất giàu vitamin và khoáng chất, có hương vị thơm ngon. Củ ấu cũng có thể mang nấu canh nhưng chúng được trồng nơi ruộng đất, quá trình sinh trưởng dễ nhiễm vi khuẩn trong nước.
Rau cần
Rau cần cũng là loại rau ngon nhưng chúng trồng dưới nước và thân dạng ống nên nguy cơ bị ký sinh trùng nhiều.
Nhiều người hay dùng rau cần muối dưa chua hoặc nhúng lẩu, xào tái với thịt bò. Ky sinh trùng có thể đẻ trứng nhỏ không nhìn thấy. Do đó bạn cần rửa kỹ và chế biến cẩn thận trước khi ăn.
Củ sen
Củ sen là loại thực phẩm đắt trong hàng rau vì chúng giàu dinh dưỡng và có công dụng như một vị thuốc. Nhưng củ sen mọc dưới bùn và có nhiều lỗ trong thân nên có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Rau xà lách
Xà lách là loại rau thường được ăn sống. Nhưng chúng cuộn tròn và mọc sát mặt đất nên dễ nhiễm nhiều ký sinh trùng nên hạn chế ăn sống. Thêm vào đó, xà lách phải được rửa cẩn thận dưới vòi nước chảy.
Súp lơ
Súp lơ giàu vitamin C gấp nhiều lần so với cải thảo, giúp tăng cường thể lực và nâng cao hệ miễn dịch. Nhưng súp lơ có phần trong lòng xốp ên dễ có ký sinh trùng bên trong. Muốn rửa súp lơ thật sạch, bạn cần cắt súp lơ thành những bông nhỏ, cho vào nước có pha chút bột mì và muối, ngâm khoảng 10-15 phút rồi xả sạch lại với nước. Bởi vì bột mì có thể hấp thụ bụi, tạp chất và trứng côn trùng, còn muối có thể phát huy tác dụng khử trùng.
Rau muống
Rau muống trồng dưới nước lại có thân rỗng nên cũng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Do đó khi ăn sống rau muống cần chú ý rửa cẩn trọng để tránh bị nhiễm giun sán và ký sinh trùng.