7 loại trái cây bán đầy chợ dễ bị ngâm ủ hóa chất

Google News

Hoa quả bị ngâm hóa chất để ép chín sẽ có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Vậy làm sao để phân biệt đâu là loại có hại?

Chuối

Chuối là loại quả có quanh năm. Tuy nhiên, chuối cũng là loại quả dễ bị ngâm hóa chất ép chín. Theo kinh nghiệm của các tiểu thương, quả chuối chín vàng nhưng cuống còn xanh hoặc nhiều nhựa thì khả năng cao là chuối chín ép.

7 loai trai cay ban day cho de bi ngam u hoa chat

Vỏ chuối chín ép thường có màu vàng bắt mắt, mịn màng. Trong khi đó, chuối chín tự nhiên có vỏ vàng sẫm, kèm theo đốm nhỏ màu nâu, đen.

Khi bóp nhẹ vào quả chuối, loại chín ép thường vẫn cứng, không có độ mềm và đàn hồi. Trong khi đó, loại chín tự nhiên thì ruột sẽ mềm.

Khoảng tháng 5-6 hàng năm là thời gian bơ sáp vào vụ. Do vận chuyển đường dài nên những quả bơ chín rất dễ bị dập. Vì vậy các thương lái thường tắm hóa chất để giữ cho bơ tươi ngon.

Khi mua bơ, bạn cần nhìn vào phần cuống đầu tiên. Bơ chưa chín, lõi cuống sẽ có màu xanh. Nếu cuống có màu vàng thì là bơ chín tới; màu nâu là bơ đã chín kỹ. Khi cầm quả bơ mà cuống xanh nhưng thân lại mềm thì chứng tỏ đó là bơ đã được ngâm hóa chất để nhanh chín.

7 loai trai cay ban day cho de bi ngam u hoa chat-Hinh-2

Kích thước của cuống bơ cũng là đặc điểm nhận diện. Quả bơ non được ngâm hóa chất thì cuống sẽ to. Bơ chín tự nhiên có phần vỏ căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi, cầm chắc tay.

Bơ ngâm hóa chất dù đã mềm nhưng ăn vẫn sẽ có vị đắng, nhiều người lầm tưởng là do nạo quá sát phần vỏ. Tuy nhiên, những trái bơ chín tự nhiên thì dù nạo hết phần xanh trong vỏ cũng sẽ không bị đắng, thậm chí phần vỏ xanh này còn có vị béo, ngon.

Xoài tươi có mùi thơm đặc trưng còn xoài tẩm hóa chất thường không có mùi hoặc thoang thoảng mùi của hóa chất.

Mít

Mít là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, loại quả này cũng được xếp vào danh sách những loại trái dễ tẩm hóa chất để chín ép.

Hóa chất thúc chín mít có thể là ethrel, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại chất này thường được dùng thể kích thích mủ cây cao su. Chất này có hại cho sức khỏe con người nên không được dùng trong thực phẩm.

7 loai trai cay ban day cho de bi ngam u hoa chat-Hinh-3

Thông thường, để thúc chín mít, thương lái chỉ cần pha loãng ethrel vào nước rồi ngâm cuống hoặc phun vào vỏ. Tuy nhiên, một số người muốn mín chín "siêu tốc" thì có thể bơm trực tiếp hóa chất vào cuống và bên trong quả.

Để phân biệt giữa mít chín ép và mít chín tự nhiên, bạn có thể quan sát mủ (nhựa) của quả mít. Mít chín cây sẽ có ít mủ, còn mít chín ép sẽ có mủ trắng chảy ra nhiều.

Mít chín cây thường có mùi thơm đặc trưng trong khi đó loại chín ép thường chỉ có mùi thoang thoảng, phải ngửi kỹ mới thấy.

Sầu riêng

Sầu riêng cũng là loại trái rất dễ bị sử dụng thuốc ép chín. Để chọn sầu riêng ngon, người mua cần chú ý phần cuống và phần gai. Phần cuống tươi xanh, cứng là loại vừa rụng; cuống cũ, úa màu, héo là loại để lâu, có thể đã được ngâm thuốc để thúc chín.

7 loai trai cay ban day cho de bi ngam u hoa chat-Hinh-4

Gai sầu riêng chín cây sẽ nở, có màu xanh lẫn vàng và xám. Trong khi đó, sầu riêng nong hái sớm nhúng thuốc để lâu ngày gai cũng không nở, bầm dập nhiều chỗ.

Đu đủ

Đu đủ chín cây sẽ chín từng mảng, chín từ từ, bắt đầu từ dưới quả lên trên cuống. Khi dùng tay ấn, bạn sẽ thấy nhựa chảy ra. Trong khi đó, đu đủ chín do thuốc sẽ có màu vàng nhạt, cuống héo, rụng, khi bấm vào không còn nhựa.

7 loai trai cay ban day cho de bi ngam u hoa chat-Hinh-5

Cam, quýt

Cam quýt chín tự nhiên sẽ có cuống tươi, chắc. Quả căng tròn, các nốt tinh dầu trên vỏ nở to. Quả chín không đều, chín theo mảng từ trên cuống xuống.

7 loai trai cay ban day cho de bi ngam u hoa chat-Hinh-6

Trong khi đó, cam chín do thuốc sẽ có màu vàng nhạt đều cả quả, cuống héo, các nốt tinh dầu rất bé.

Theo Thanh Huyền/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)