Lục bình là một loại thực vật thủy sinh sống nổi trên mặt nước. Người miền Bắc gọi đây là bèo Tây, người miền Nam kêu nó là cây lục bình. Đây là loại cây mọc dại ở các vùng nước lặng như ao, hồ, kênh rạch và thường được người dân dùng để làm thức ăn cho lợn. Ảnh: Đời sống & pháp luậtThân cây lục bình có thể làm thức ăn cho gia sục hoặc làm phân bón, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Thế nhưng ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước, cây lục bình (loại rau lục bình) được coi là đặc sản, dùng làm món ăn khai vị, thu hút thực khách bởi hương vị vô cùng hấp dẫn. Ảnh: Đời sống & pháp luậtNgười miền Tây thường bẻ những ngó non của loại rau lục bình và hái nguyên cả chùm bông lục bình đem về rửa sạch, sau đó chế biến thành các món ăn. Ảnh: Đời sống & pháp luậtĐặc sản từ cây lục bình phải kể đến món gỏi lục bình tôm thịt. Đây được xem là món khai vị hoặc món ăn nhẹ. Với vị chua ngọt dịu và độ giòn sần sật, món gỏi lục bình thanh mát khiến nhiều người yêu thích. Ảnh: Đời sống & pháp luậtMón ngon từ lục bình còn có lục bình xào tôm. Món ăn nên được thưởng thức nóng hổi để cảm nhận trọn vẹn vị ngọt của tôm quyện cùng vị giòn của lục bình, cùng mùi thơm nức mũi của tỏi và hành lá. Ảnh: Đời sống & pháp luậtNgó lục bình xào thịt ba chỉ cũng là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là với những ai yêu thích hương vị đồng quê. Ảnh: tribpicsNgoài những món ăn từ lục bình thường thấy nêu trên, loài cây dại này còn được chế biến thành các món khác như: Lục bình xào thập cẩm, nộm lục bình, lục bình nấu canh chua, lẩu mắm lục bình... Ảnh: tribpicsCác nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, cây lục bình còn chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid, dẫn xuất phenyl… Đây là các chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và ngừa ung thư. Trong đông y, lục bình tính hàn, có công dụng rất tốt trong việc thanh can, giải độc. Ảnh: tribpicsVì loại cây này có đặc tính hút các chất độc và làm sạch nước, do đó, người dân chỉ nên sử dụng lục bình ở những nơi có nguồn nước sạch để chế biến món ăn, tránh hái lục bình ở nơi có nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Thu NhớXem video: Khóc thét với những món ăn được tạo hình vô cùng “độc lạ”
Lục bình là một loại thực vật thủy sinh sống nổi trên mặt nước. Người miền Bắc gọi đây là bèo Tây, người miền Nam kêu nó là cây lục bình. Đây là loại cây mọc dại ở các vùng nước lặng như ao, hồ, kênh rạch và thường được người dân dùng để làm thức ăn cho lợn. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Thân cây lục bình có thể làm thức ăn cho gia sục hoặc làm phân bón, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Thế nhưng ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước, cây lục bình (loại rau lục bình) được coi là đặc sản, dùng làm món ăn khai vị, thu hút thực khách bởi hương vị vô cùng hấp dẫn. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Người miền Tây thường bẻ những ngó non của loại rau lục bình và hái nguyên cả chùm bông lục bình đem về rửa sạch, sau đó chế biến thành các món ăn. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Đặc sản từ cây lục bình phải kể đến món gỏi lục bình tôm thịt. Đây được xem là món khai vị hoặc món ăn nhẹ. Với vị chua ngọt dịu và độ giòn sần sật, món gỏi lục bình thanh mát khiến nhiều người yêu thích. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Món ngon từ lục bình còn có lục bình xào tôm. Món ăn nên được thưởng thức nóng hổi để cảm nhận trọn vẹn vị ngọt của tôm quyện cùng vị giòn của lục bình, cùng mùi thơm nức mũi của tỏi và hành lá. Ảnh: Đời sống & pháp luật
Ngó lục bình xào thịt ba chỉ cũng là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là với những ai yêu thích hương vị đồng quê. Ảnh: tribpics
Ngoài những món ăn từ lục bình thường thấy nêu trên, loài cây dại này còn được chế biến thành các món khác như: Lục bình xào thập cẩm, nộm lục bình, lục bình nấu canh chua, lẩu mắm lục bình... Ảnh: tribpics
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, cây lục bình còn chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe như alkaloid, dẫn xuất phenyl… Đây là các chất có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và ngừa ung thư. Trong đông y, lục bình tính hàn, có công dụng rất tốt trong việc thanh can, giải độc. Ảnh: tribpics
Vì loại cây này có đặc tính hút các chất độc và làm sạch nước, do đó, người dân chỉ nên sử dụng lục bình ở những nơi có nguồn nước sạch để chế biến món ăn, tránh hái lục bình ở nơi có nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Thu Nhớ