Theo y học hiện đại, trong
quả cherry có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô. Ngoài ra, cherry còn chứa lượng vitamin A gấp 20 lần quả việt quất hoặc dâu tây. Chúng cũng chứa beta-carotene-vitamin rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và da.
Ảnh minh họa
Quả cherry cũng được chứng minh rất tốt cho người bệnh tiểu đườngdo có chứa chất anthocyanidin có thể làm tăng insulin. Hoạt chất này có tác dụng chuyển hóa gluxit, gluco có trong máu nên dễ dàng giảm thiểu hữu hiệu các dấu hiệu gây ra bệnh tiểu đường.
Trong Đông y, cherry được sử dụng như một loại thuốc/món ăn có tác dụng ổn định tim mạch, tiểu đường, chữa bỏng, phòng ngừa và làm giảm viêm khớp, gút... Dù vậy, cherry vẫn có thể gây tổn hại cho sức khỏe nếu bạn dùng sai cách.
Ăn hạt cherry
Trong quả cherry có 1 bộ phận chứa độc tố đó chính là phần hạt. Theo cơ quan môi trường tại Anh, hạt cherry nằm trong top 10 các thực phẩm độc hại nhất chúng ta hay ăn. Hạt cherry có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides có thể hình thành amygdalin khi nhai chúng. Đây là hợp chất khi vào hệ tiêu hóa sẽ thành cyanua hydrogen.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu ngộ độc xyanua khi ăn phải hạt cherry bao gồm cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn... Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp và tử vong. Dù vậy, ngộ độc cherry chỉ xảy ra khi nhai vỡ hạt. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần tránh nuốt hạt bởi hạt cứng, sẽ gây ra tác hại ít nhiều cho dạ dày, ruột trong quá trình tiêu hóa.
Ngoài cherry, một số loại quả giàu giá trị dinh dưỡng như hạt táo, lê, mận, na... nếu ăn phải hạt cũng rất nguy hiểm.
Ăn cherry kèm quả dưa chuột
Ảnh minh họa
Quả cherry giàu vitamin C, trong khi đó enzyme phân hủy có trong dưa chuột sẽ làm giảm vitamin C trong cherry, ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Ăn cherry kèm củ cà rốt
Ảnh minh họa
Cherry chứa rất nhiều vitamin C có thể điều trị hiệu quả bệnh scurvy, cà rốt chứa một chất ascorbate sẽ làm giảm tác dụng của vitamin C đối với cơ thể con người.
Bảo quản cherry quá lâu
Ảnh minh họa
Thời gian bảo quản của quả cherry ngắn do đó mọi người không nên để dưới ánh nắng trực tiếp. Quả cherry chỉ nên ăn khoảng 3 ngày, bảo quản trong tủ lạnh và không nên rửa nước để tránh bị hỏng, gây hại cho đường tiêu hóa.
Ăn cherry kèm gan động vật
Ảnh minh họa
Lượng vitamin C dồi dào có trong quả cherry sẽ bị oxy hóa bởi các ion đồng và sắt trong gan của động vật. Chính vì thế, việc kết hợp này sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng quý báu của cherry. Tốt nhất bạn không nên ăn kèm 2 món này trong một lúc.