Theo y học cổ truyền, vào giữa mùa hè, một số người gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, suy nhược toàn thân, chán ăn, buồn ngủ, thậm chí đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân phần lớn là do tổn thương tỳ dương, sinh ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, chân tay nặng nề.Củ mài có thể khử ẩm, bổ tỳ, là một trong những thực phẩm tuyệt vời. Vì đặc tính bồi bổ cơ thể, tiêu trừ ẩm thừa, tăng trưởng cơ bắp, giúp mắt sáng hơn, đây cũng là loài thực phẩm được liệt vào hàng thượng phẩm.Theo sách thuốc, củ mài vị ngọt, thông kinh mạch, bổ tỳ, quan trọng nhất là bổ thận tráng dương, dưỡng phổi, trị tiêu chảy, chán ăn, ho suyễn, tiểu điểm.Bởi có nhiều tác dụng, giá lại rất bình dân, củ mài được các thầy thuốc Đông y xem là thần dược ích khí sinh dục, lương thực dưỡng sinh.Cách chế biến củ mài phổ biến nhất là nấu cháo. Thêm một chút chà là đỏ, hạt sen và kỳ tử sẽ bổ sung sinh lực, bổ huyết.Cũng có người chỉ đơn giản là luộc củ mài lên ăn, vị ngọt nhẹ và bùi của củ mài dù không cần chấm gì cũng vô cùng dễ ăn. Cách ăn này đặc biệt thích hợp với trẻ em và người già tỳ vị, dạ dày yếu.Ngoài ra, xào củ mài cũng được khuyến khích vì xào nhanh sẽ hạn chế tối đa việc mất đi các chất dinh dưỡng như tinh bột, glycoprotein, axit amin, chất nhầy, choline và vitamin có trong củ mài.Củ mài xào được xem là có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu chảy, thường được dùng để chữa tiêu chảy mãn tính do tỳ vị hư nhược.Củ mài chiên có thể bồi bổ tỳ vị, hư nhược, ăn không tiêu, tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài ra máu nhiều.Ngoài ra, củ mài cũng được dùng để nấu canh xương, ăn rất ngọt lại thanh mát.Tuy nhiên, cần phải là mặc dù củ mài rất tốt nhưng không phải ai cũng hợp, những người bị táo bón, tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú tốt nhất không nên ăn.Hoặc có ăn vì hâm mộ vị ngon của củ mài thì cũng nên ăn ít và giãn cách, không nên vì thỏa mãn khẩu vị mà ăn quá thường xuyên.
Theo y học cổ truyền, vào giữa mùa hè, một số người gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, suy nhược toàn thân, chán ăn, buồn ngủ, thậm chí đau bụng và tiêu chảy. Nguyên nhân phần lớn là do tổn thương tỳ dương, sinh ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, chân tay nặng nề.
Củ mài có thể khử ẩm, bổ tỳ, là một trong những thực phẩm tuyệt vời. Vì đặc tính bồi bổ cơ thể, tiêu trừ ẩm thừa, tăng trưởng cơ bắp, giúp mắt sáng hơn, đây cũng là loài thực phẩm được liệt vào hàng thượng phẩm.
Theo sách thuốc, củ mài vị ngọt, thông kinh mạch, bổ tỳ, quan trọng nhất là bổ thận tráng dương, dưỡng phổi, trị tiêu chảy, chán ăn, ho suyễn, tiểu điểm.
Bởi có nhiều tác dụng, giá lại rất bình dân, củ mài được các thầy thuốc Đông y xem là thần dược ích khí sinh dục, lương thực dưỡng sinh.
Cách chế biến củ mài phổ biến nhất là nấu cháo. Thêm một chút chà là đỏ, hạt sen và kỳ tử sẽ bổ sung sinh lực, bổ huyết.
Cũng có người chỉ đơn giản là luộc củ mài lên ăn, vị ngọt nhẹ và bùi của củ mài dù không cần chấm gì cũng vô cùng dễ ăn. Cách ăn này đặc biệt thích hợp với trẻ em và người già tỳ vị, dạ dày yếu.
Ngoài ra, xào củ mài cũng được khuyến khích vì xào nhanh sẽ hạn chế tối đa việc mất đi các chất dinh dưỡng như tinh bột, glycoprotein, axit amin, chất nhầy, choline và vitamin có trong củ mài.
Củ mài xào được xem là có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu chảy, thường được dùng để chữa tiêu chảy mãn tính do tỳ vị hư nhược.
Củ mài chiên có thể bồi bổ tỳ vị, hư nhược, ăn không tiêu, tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài ra máu nhiều.
Ngoài ra, củ mài cũng được dùng để nấu canh xương, ăn rất ngọt lại thanh mát.
Tuy nhiên, cần phải là mặc dù củ mài rất tốt nhưng không phải ai cũng hợp, những người bị táo bón, tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú tốt nhất không nên ăn.
Hoặc có ăn vì hâm mộ vị ngon của củ mài thì cũng nên ăn ít và giãn cách, không nên vì thỏa mãn khẩu vị mà ăn quá thường xuyên.