Tỏi từ lâu trở thành gia vị không thể thiếu trong góc bếp gia đình. Không chỉ thơm ngon, tỏi còn được mệnh danh là "thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên" bởi các phành phần trong tỏi có tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời. Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng và phòng chống nhiều loại ung thư như: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Ảnh minh họa
Để phát huy công dụng, theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần ăn tỏi đúng cách. Bởi khi tỏi được nấu chín sẽ đã phá hủy thành phần hoạt chất - allicin. Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hoá bởi nhiệt độ, đó là lý do tại sao khi làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.
Lưu ý, khi ăn tỏi cần tránh 5 điều sau đây:
Không ăn tỏi để lâu
Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Do vậy, hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu.
Không ăn thường xuyên, liên tục
Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Chúng ta chỉ nên ăn dưới 15g/ngày.
Không ăn tỏi lúc đói
Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu bạn ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.
Không ăn tỏi khi đang uống thuốc
Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Người bệnh gan, thận hạn chế ăn tỏi
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay… không thích hợp với người mắc bệnh gan, thận hoặc đang mắc các bệnh nặng phải dùng thuốc. Với những người này nếu ăn nhiều đồ cay nóng như tỏi có thể làm cho bệnh cũ tái phát, làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Tỏi nên ăn bao nhiêu là đủ?
Tỏi nên được băm nhuyễn trong 10 - 15 mới nên sử dụng. Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g. Khi sử dụng tỏi quá nhiều sẽ làm môi trường dạ dày mất cân bằng, gây hại cho dạ dày.
Lưu ý, tỏi phải được băm nhuyễn, để nghỉ trong 10 - 15 mới sử dụng. Vì trong tỏi tươi nguyên tép, chỉ tồn tại dưới dạng tiền chất tiền chất của nó là Alliin, chỉ khi băm, đập dập hoặc xay nhuyễn tỏi thì tiền chất Alliin mới hoạt hóa thành Allicin. Nếu dùng tỏi nguyên tép, không cắt hoặc băm nhuyễn để nấu thì chỉ có khả năng khử mùi của món ăn, hầu như không có tác dụng gì khác.
Khi sử dụng tỏi ngâm giấm, giấm chua có tác dụng khử bớt mùi vị cay nồng có trong tỏi nhưng không hề làm giảm hoặc mất các chất dinh dưỡng trong tỏi, mà có thể bổ sung mùi vị vào các món ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Dùng tỏi ngâm giấm không để lại tình trạng hôi miệng sau khi ăn, hiệu quả phòng và trị bệnh của tỏi ngâm giấm được coi là tốt hơn so với tỏi sống. Bởi các thành phần dược lý của tỏi được kích thích khi ở trong môi trường axit, giúp cơ thể hấp thụ tỏi nhanh hơn.