Tỏi là loại củ gia vịthiết yếu, được sử dụng trong mọi gia đình Việt. Củ tỏi có nguồn gốc từ vùng Trung Á, không chỉ là gia vị, còn là thảo dược thiên nhiên.
Trong chế biến thực phẩm, tỏi giúp làm tăng hương vị cho món ăn. Ngoài ra, loại củ này còn được đánh giá có tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp... Từ cổ đại, con người chọn tỏi như một trong những nguyên liệu chính để chế biến món ăn và sát trùng các loại bệnh viêm nhiễm.
Vì sao nói tỏi là "thần dược thiên nhiên"?
Tỏi giàu dinh dưỡng. Trong 100g tỏi chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho... Tác dụng nổi bật của tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides, cùng hàm lượng cao germanium và selen. Đánh giá cho thấy hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh... Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Thành phần germanium và selen giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Ăn tỏi thực sự có chữa được ung thư?
Nhiều người tin rằng ăn tỏi phòng chống được ung thư nên ăn gì cũng thêm tỏi. Thậm chí, nhiều người tin rằng ăn tỏi sống có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori và ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Liên quan đến quan điểm này, các chuyên gia tiến hành thí nghiệm tính "kháng ung thư" của tỏi. Vương Ái Kiến, bác sĩ thuộc Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Bắc Kinh chỉ ra, đúng là chất allicin trong củ tỏi có thể ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori - vi khuẩn gây ung thư trong dạ dày. Tuy nhiên, lượng allicin trong một củ tỏi rất hạn chế, muốn đủ lượng để tiêu diệt vi khuẩn thì cần ăn một lượng rất lớn. Nếu ăn lượng lớn như vậy, dạ dày bạn sẽ rất khó chịu vì tỏi có nhiều thành phần khác, gây kích ứng mạnh. Như thế, bệnh nhân có thể bệnh này chưa hết lại rước thêm bệnh khác.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu ở người để quan sát xem việc hấp thụ allicin có ảnh hưởng đến hoạt động của Helicobacter pylori hay không. Nhóm nghiên cứu cho 30 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ăn 4 gam bột tỏi mỗi ngày, trong suốt 8 tuần, sau đó kiểm tra. Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn Helicobacter pylori trong cơ thể không giảm đáng kể so với nhóm không ăn tỏi. Như vậy, đúng là allicin có thể diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori, nhưng nếu ăn tỏi như trong sinh hoạt hằng ngày thì hầu như không thể diệt được.
Các chuyên gia y khoa chỉ ra, việc điều trị bệnh - đặc biệt là ung thư, sẽ cần nhờ đến thuốc, chứ ăn tỏi không chữa được ung thư.
Vậy sử dụng tỏi có tác dụng thực tế gì?
Tuy tác dụng của tỏi không thần kỳ như nhiều người vẫn nghĩ, tỏi vẫnlà một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thường xuyên ăn tỏi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Giảm mệt mỏi
Củ tỏi chứa một lượng allicin nhất định. Ăn tỏi với thịt lợn thì vitamin B1 trong thịt lợn có thể kết hợp với allicin có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, phục hồi thể lực. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng allicin sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao 80 độC, vì vậy, hãy chú ý đến nhiệt độ khi chế biến tỏi.
Giúp điều chỉnh lipid máu và lượng đường trong máu
Tỏi có chứa protein, vitamin E, vitamin C, canxi, sắt, selen và các nguyên tố vi lượng khác. Những chất này có thể giúp hạ lipid máu và lượng đường trong máu. Sau khi đi vào cơ thể, chúng có thể giúp điều chỉnh lipid máu ở màng tế bào - nguyên nhân dẫn đến xơ cứng động mạch, cao huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm phản ứng dị ứng
Trong tỏi có chứa allicin là chất kháng khuẩn rất tốt. Đối với một số người bị dị ứng nhẹ, ăn tỏi có thể giúp cải thiện triệu chứng này ở mức độ nhất định. Với những người bị dị ứng do chuyển mùa thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Những ai không nên ăn tỏi?
Tuy củ tỏi tốt nhưng không phải ai cũng phù hợp. Những người sau đây không nên ăn tỏi:
Người bệnh gan
Tỏi vị cay, nồng, có tính kích thích cao dễ kích thích đường tiêu hóa, ức chế quá trình tiết dịch tiêu hóa. Với người bị gan, ăn tỏi làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khó chịu khác. Một số thành phần trong tỏi làm giảm nồng độ hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, dễ gây thiếu máu, không thích hợp cho quá trình điều trị của bệnh nhân mắc bệnh gan.
Người bệnh đường ruột
Bệnh nhân gặp các vấn đề về tiêu hóa, đường ruột... không nên ăn tỏi, do các chất trong củ này gây kích ứng ruột, làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề niêm mạc và xung huyết, khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bệnh về mắt
Ăn tỏi với lượng lớn trong thời gian dài có thể gây mờ mắt, giảm thị lực. Người gặp các vấn đề về thị lực dễ biến chứng trầm trọng hơn.