Bài 1: Nước gạo lứt rang với gừng
- Tác dụng: làm hạ sốt khi sốt cao do bệnh viêm khớp.
- Nguyên liệu:
1/3 chén gạo lứt
4 chén nước
1/4 muỗng cà phê gừng nạo
1gr muối
|
Trà gạo lứt gừng giúp giảm đau hạ sốt cho người viêm khớp. Ảnh minh họa. |
- Cách làm:
Rang gạo lứt trong khoảng 10 phút cho vàng nâu sậm, để nguội. Ngâm 5 phút gạo lứt đã rang trong nước lạnh rồi bỏ nước đó đi. Thêm nước vào nấu với lửa lớn trong nồi thủy tinh. Thêm muối và gừng vào, ninh nhỏ lửa trong 50 phút cho nước cạn lại còn 1/2. Lọc và uống nóng.
Bài 2: Trà củ cải trắng và cà rốt
- Tác dụng: giúp cơ thể tống khứ mỡ và hòa tan các chất rắn tích lũy ở vùng ruột và ở các khớp.
- Nguyên liệu:
Củ cải tươi nạo 1 muỗng canh
Củ cà rốt tươi nạo 1 muỗng canh
- Cách làm:
Cho 2 chén nước vào nồi đất hoặc xoong inox, bỏ củ cải và cà rốt vào, thêm 1gr muối đem nấu nhỏ lửa 8 phút. Uống ấm.
Bài 3: Trà phổ tai
- Tác dụng: Tống khứ các độc chất tích lũy ở các cơ quan, ở mạch máu và các khớp. Cung cấp muối khoáng và nhiều dưỡng chất.
- Cách làm:
Cách 1: Đổ khoảng 1 lít nước vào nồi, thêm vào đó 1 miếng phổ tai dài 10cm, đậy lại và nấu ninh cho nhừ chỉ còn 1/2 chén nước. Mỗi lần uống 1/4 bát. Có thể uống nhiều lần trong ngày và nhiều ngày trong tuần, thích hợp cho tình trạng viêm khớp sưng đau đỏ.
Cách 2: Lấy 20gr phổ tai cho vào lò nướng nhiệt độ 60 độ C cho giòn và dễ vỡ nhưng không bị cháy. Cho vào cối đất xay thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 1/12 muỗng bột cho vào bát, rót nước sôi vào khuấy đều uống khi còn nóng.
Bài 4: Trà lúa mạch
- Tác dụng: Làm cân bằng các khớp đã bị hóa cứng do dùng quá nhiều thực phẩm động vật.
- Cách làm: Rang 1/4 bát gạo lúa mạch trong 10 phút cho vàng sẫm. Ngâm lúa mạch đã rang vào nước lạnh trong 5 phút rồi bỏ nước đó đi. Cho 1 lít nước vào lúa mạch ngâm trong 1 giờ rồi đem nấu nhỏ lửa cho đến khi còn lại 1/2 lít nước, dùng làm thức uống mỗi ngày.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng