Vạch trần thủ đoạn “mẹ bệnh sắp chết” để lừa người đi đường

Google News

(Kiến Thức) - “Diễn viên” là những thanh niên khỏe mạnh cùng một phụ nữ lớn tuổi diễn trò “mẹ bệnh sắp chết” nhằm xin tiền, lừa người đi đường.

Những ngày gần đây, người đi đường ở khu vực thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai động lòng trắc ẩn khi nhìn thấy một phụ nữ dáng vẻ khắc khổ ngồi ôm cụ bà khoảng 70 tuổi với thân thể tiều tuỵ, khăn trùm kín đầu, mắt lim dim đầy mệt mỏi… Hai người này ngồi bệt ven đường nhờ sự giúp đỡ.
Vach tran thu doan “me benh sap chet” de lua nguoi di duong
Hình ảnh "cụ bà bệnh nặng sắp chết" cùng con dâu ngồi ven đường ở nhiều khu vực tỉnh Đồng Nai những ngày qua. Ảnh Bùi Trí/PLO.
“Mẹ chồng tôi bị bệnh nan y từ nhiều năm qua. Mới đây tuổi già sức yếu, bệnh trở nặng nhưng chồng đi làm hồ ở xa nên tôi phải vay mượn xóm giềng đưa mẹ từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về bệnh viện Đồng Nai chữa trị”, người phụ nữ mắt ngấn lệ ngồi ven đường Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, than thở rồi nói tiếp: “Tuy nhiên, các bác sĩ nói bà đã vào giai đoạn cuối, đưa về nhà để con cháu còn cơ hội gặp mặt. Tiền bạc không còn, xin đi nhờ xe khách thì không được, tôi phải bấm bụng ngồi đây nhờ lòng thương của người đi đường giúp ít tiền để đưa mẹ về quê chờ ngày về với ông bà…”.
Trước hoàn cảnh thương tâm của cụ bà và người con dâu hiếu thảo như câu chuyện họ kể, không ít người đi đường đã dừng lại cho tiền để hai mẹ con có lộ phí về quê cũng như mua thêm sữa, thuốc men cho bà cụ.
“Thế nhưng vài ngày sau tôi lại thấy cặp “diễn viên” này cũng với bộ quần áo đó ngồi ven quốc lộ 51, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và nhiều người dừng lại cho tiền. Tôi khẳng định đây là chiêu giả bệnh tật, nghèo khổ, lừa đảo lòng thương của mọi người để trục lợi”, anh Vũ Văn Hội, một người dân ở thành phố Biên Hoà bức xúc nói.
Theo tư liệu PV Kiến Thức có được, thì “diễn viên” cụ bà nói trên đã dùng thủ đoạn này để xin tiền, lừa người đi đường từ nhiều năm trước và địa bàn hoạt động của nhóm đối tượng này trải dài khắp cả nước.
Vach tran thu doan “me benh sap chet” de lua nguoi di duong-Hinh-2
Chiều cuối năm 2013, cụ bà "ung thư giai đoạn cuối" cùng gã thanh niên khoẻ mạnh ngồi bệt ven đường Lê Văn Việt để "diễn khổ" lấy tiền người đi đường. 
Chiều muộn một ngày cuối năm 2013, PV chứng kiến có rất đông người đang lưu thông trên đường Lê Văn Việt, quận 9, TP HCM đã không thể thờ ơ trước hoàn cảnh thương tâm của một thanh niên và cụ bà bệnh tật ngồi bệt ven đường. Khi tường tận được hoàn cảnh của mẹ con người thanh niên từ An Giang lên Sài Gòn chữa bệnh “ung thư giai đoạn cuối cho mẹ và bệnh viện phải trả về nhưng bị kẻ gian móc sạch túi. Khi đi bộ đến đây thì mẹ tôi kiệt sức ngã quỵ”, nhiều người đã giúp đỡ để hai mẹ con kịp chuyến xe khi màn đêm sắp buông xuống.
Vậy nhưng, khi đường bắt đầu vắng người qua lại, PV bí mật quan sát thì thấy cụ bà bỗng khoẻ mạnh hẳn lên, đứng dậy cùng “con trai” đi bộ một đoạn rồi bắt xe ôm chạy về hướng quốc lộ 1.
Vach tran thu doan “me benh sap chet” de lua nguoi di duong-Hinh-3
 Cũng cặp đôi này, vài tháng sau, PV tiếp tục phát hiện "hành nghề" tại nhiều tuyến đường ở trung tâm TP HCM.
Vach tran thu doan “me benh sap chet” de lua nguoi di duong-Hinh-4
 
Vach tran thu doan “me benh sap chet” de lua nguoi di duong-Hinh-5
 Nhiều người đi đường đã bị lừa.
Chỉ vài tháng sau, PV tiếp tục phát hiện “cặp diễn viên” ngồi trên các tuyến đường ở trung tâm TP HCM và với thủ đoạn “mẹ bệnh nặng sắp chết…” đã lấy được lòng thương, tiền bạc của nhiều người qua đường.
Điều khôi hài xảy ra khi PV tiếp cận và dọa sẽ báo công an phường vì hành vi lừa đảo thì ngay lập tức gã thanh niên đỡ người phụ nữ đứng dậy rồi cả hai vội vã bỏ đi.
Vach tran thu doan “me benh sap chet” de lua nguoi di duong-Hinh-6
 Khi bị PV doạ báo công an, cả 2 nhanh chóng đứng dậy bỏ đi nhanh nhẹn, không hề có dấu hiệu bệnh tật như trước đó.
Trao đổi với PV Kiến Thức, một cán bộ Sở Lao động - Thương bình và Xã hội TP HCM khuyến cáo: “Thời gian qua, trên các tuyến đường thành phố và các tỉnh lân cận xuất hiện nhiều đối tượng thanh niên dù lành lặn, mạnh khỏe nhưng lười lao động, đã dùng đủ chiêu trò đánh vào lòng thương hại của người dân để xin tiền, chủ yếu sống bám vào trẻ em và người già. Người dân nên sáng suốt nhìn nhận, đặt tình thương đúng chỗ để không vô tình tiếp tay cho những “ký sinh trùng” lười biếng”.
Đăng Lê

>> xem thêm

Bình luận(0)