Dù chưa chính thức khánh thành, dự án nghệ thuật công cộng tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã thu hút rất nhiều sự chú ý, quan tâm của du khách. Ảnh: Lạ lẫm đàn cá bơi lội ở 'thủy cung' cầu bộ hành Hà Nội.Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được cải tạo thành dự nghệ thuật công cộng. Dự án này vừa đáp ứng nhu cầu thắp sáng cầu đi bộ, vừa khiến khu vực này trở nên sinh động hơn. Khu vực chân cầu thang đi bộ được thiết kế từ hình ảnh Cá chép vượt Vũ Môn.Với chủ đề Nước, các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp các vị trí trên cây cầu đi bộ sẽ biến cây cầu trở thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Các sản phẩm trang trí của dự án được sử dụng từ vật liệu tái chế.Dọc hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề Sóng của hoạ sĩ Lê Đăng Ninh cũng gợi lại ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc.Xen giữa những lớp sóng là hình ảnh tái hiện những người lao động trong nghiên cứu Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger.Các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc 2 bên vòm cầu cũng như hệ thống ánh sáng đèn led bên trong. Chất liệu chủ yếu được tận dụng từ chai nhựa tái chế do học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận tham gia thu gom tạo nên tác phẩm.Tác phẩm Thuỷ cung của hoạ sĩ Vũ Xuân Đông gợi cảm giác đang bước giữa đường hầm thuỷ cung đầy hấp dẫn, với đủ loại mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu.Các loài cá, mực, sứa…được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, ni lông tái chế… được thu gom từ khắp nơi trong thành phố. Sắp đặt các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc 2 bên vòm cầu, hệ thống ánh sáng đèn led bên trong.Chịu trách nhiệm sản xuất các mô hình sinh vật biển từ nhựa tái chế, họa sĩ Vũ Xuân Đông cho biết, các tác phẩm này là sự kết hợp giữa vật liệu tái chế và hiện đại. Theo đó, các vật liệu mới như: khung sắt, màng bọc, vật liệu màu vẽ, đèn led…Vật liệu tái chế là chai nhựa, ống hút… Với tổng số lượng 40 sinh vật gồm: cá heo, sứa, cá ngựa, rong, rêu..., họa sĩ Vũ Xuân Đông mất 3 tháng để hoàn thiện.Để làm ra những con sứa biển, họa sĩ Vũ Xuân Đông chọn chất liệu chính là cốc nhựa và ống hút. Ý tưởng thực hiện dự án nghệ thuật này được các họa sĩ lên từ cách đây 3 năm, nhưng đến thời điểm này mới có thể thực hiện và hoàn thành, bởi việc chọn chất liệu đáp ứng các tiêu chí vừa đẹp, vừa bền và phù hợp rất khó.Cầu đi bộ với chủ đề Nước giống như cầu nối tới không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm. Ba địa điểm và không gian nghệ thuật này kết nối với nhau sẽ tạo thành một tour nghệ thuật đi bộ hấp dẫn, thu hút du khách.Dự án chưa chính thức khánh thành nhưng đã thu hút rất nhiều sự chú ý, quan tâm của du khách. Những người dân quanh khu vực này bất ngờ bởi khu vực cầu đi bộ này được trang hoàng rực rỡ. "Cây cầu được trang trí với các tác phẩm nghệ thuật khiến tôi thích thú với việc đi bộ hơn. Tôi mong rằng, thời gian tới các cây cầu đi bộ khác cũng sẽ được trang trí đẹp để thu hút người đi bộ", anh Trần Mạnh Hùng (Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.Chị Hoàng Thùy Trang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, ngày nào chị cũng đi bộ qua đây, thấy cây cầu đi bộ được trang trí đẹp, sinh động khiến chị rất hào hứng. Chị Trang mong rằng sẽ có thêm nhiều cây cầu đi bộ khác học hỏi mô hình cầu bộ trên phố Trần Nhật Duật. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, chị Trang sẽ đưa các con của mình tới đây để dạo chơi và chụp ảnh.
Dù chưa chính thức khánh thành, dự án nghệ thuật công cộng tại cầu đi bộ Trần Nhật Duật đã thu hút rất nhiều sự chú ý, quan tâm của du khách. Ảnh: Lạ lẫm đàn cá bơi lội ở 'thủy cung' cầu bộ hành Hà Nội.
Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được cải tạo thành dự nghệ thuật công cộng. Dự án này vừa đáp ứng nhu cầu thắp sáng cầu đi bộ, vừa khiến khu vực này trở nên sinh động hơn. Khu vực chân cầu thang đi bộ được thiết kế từ hình ảnh Cá chép vượt Vũ Môn.
Với chủ đề Nước, các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp các vị trí trên cây cầu đi bộ sẽ biến cây cầu trở thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Các sản phẩm trang trí của dự án được sử dụng từ vật liệu tái chế.
Dọc hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề Sóng của hoạ sĩ Lê Đăng Ninh cũng gợi lại ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Xen giữa những lớp sóng là hình ảnh tái hiện những người lao động trong nghiên cứu Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger.
Các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc 2 bên vòm cầu cũng như hệ thống ánh sáng đèn led bên trong. Chất liệu chủ yếu được tận dụng từ chai nhựa tái chế do học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận tham gia thu gom tạo nên tác phẩm.
Tác phẩm Thuỷ cung của hoạ sĩ Vũ Xuân Đông gợi cảm giác đang bước giữa đường hầm thuỷ cung đầy hấp dẫn, với đủ loại mô hình các loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu.
Các loài cá, mực, sứa…được làm từ vỏ chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, ni lông tái chế… được thu gom từ khắp nơi trong thành phố. Sắp đặt các loài cá đại dương được hấp thu ánh sáng bởi hệ thống đèn hắt dọc 2 bên vòm cầu, hệ thống ánh sáng đèn led bên trong.
Chịu trách nhiệm sản xuất các mô hình sinh vật biển từ nhựa tái chế, họa sĩ Vũ Xuân Đông cho biết, các tác phẩm này là sự kết hợp giữa vật liệu tái chế và hiện đại. Theo đó, các vật liệu mới như: khung sắt, màng bọc, vật liệu màu vẽ, đèn led…Vật liệu tái chế là chai nhựa, ống hút… Với tổng số lượng 40 sinh vật gồm: cá heo, sứa, cá ngựa, rong, rêu..., họa sĩ Vũ Xuân Đông mất 3 tháng để hoàn thiện.
Để làm ra những con sứa biển, họa sĩ Vũ Xuân Đông chọn chất liệu chính là cốc nhựa và ống hút. Ý tưởng thực hiện dự án nghệ thuật này được các họa sĩ lên từ cách đây 3 năm, nhưng đến thời điểm này mới có thể thực hiện và hoàn thành, bởi việc chọn chất liệu đáp ứng các tiêu chí vừa đẹp, vừa bền và phù hợp rất khó.
Cầu đi bộ với chủ đề Nước giống như cầu nối tới không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm. Ba địa điểm và không gian nghệ thuật này kết nối với nhau sẽ tạo thành một tour nghệ thuật đi bộ hấp dẫn, thu hút du khách.
Dự án chưa chính thức khánh thành nhưng đã thu hút rất nhiều sự chú ý, quan tâm của du khách. Những người dân quanh khu vực này bất ngờ bởi khu vực cầu đi bộ này được trang hoàng rực rỡ. "Cây cầu được trang trí với các tác phẩm nghệ thuật khiến tôi thích thú với việc đi bộ hơn. Tôi mong rằng, thời gian tới các cây cầu đi bộ khác cũng sẽ được trang trí đẹp để thu hút người đi bộ", anh Trần Mạnh Hùng (Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ.
Chị Hoàng Thùy Trang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, ngày nào chị cũng đi bộ qua đây, thấy cây cầu đi bộ được trang trí đẹp, sinh động khiến chị rất hào hứng. Chị Trang mong rằng sẽ có thêm nhiều cây cầu đi bộ khác học hỏi mô hình cầu bộ trên phố Trần Nhật Duật. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, chị Trang sẽ đưa các con của mình tới đây để dạo chơi và chụp ảnh.