1. Quảng Ninh hoang tàn sau ngày mưa lũ
Đợt mưa kéo dài kéo theo lũ lụt tại Quảng Ninh trong hai ngày 26 và 27/7 đã khiến 3 người trong một gia đình ở phường Mông Dương bị thiệt mạng.Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến sáng 28/7, ngoài 3 mẹ con bị lũ cuốn chết còn có thêm 5 người tử vong gồm 2 người ở phường Cao Thắng, 2 người ở phường Cao Xanh, một ở phường Hồng Hà; còn 6 người mất tích. Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 112 tỉ đồng.Theo số liệu từ báo cáo nhanh của tỉnh Quảng Ninh, mưa lũ đã khiến 2 người khác tại TP Cẩm Phả bị thương. Hơn 2.200 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2m, hơn 500m tường kè và 4 nhà dân đã bị sập đổ. Mưa lớn cũng đã làm ngập úng gần 70ha lúa và hoa màu.Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, đây là đợt mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (có nơi mực nước đo được gần 600mm), đồng thời gặp lúc triều cường nên mức độ ảnh hưởng là rất lớn.2. Hà Nội xác xơ sau trận mưa giông, gió giật ngày 13/6/2015
Đã có ít nhất 1 người chết, 5 người bị thương, 120 cây xanh gãy đổ sau trận mưa dông kinh hoàng ở Hà Nội chiều 13/6.Theo thống kê, trong hơn 120 cây lớn đổ, gãy có 98 cây chắn ngang đường gây cản trở giao thông, 13 xe ôtô bị cây đè trúng. Nhiều xe máy cũng chịu cảnh tương tự.Nhiều cột điện, đèn tín hiệu giao thông gẫy gập, đèn chiếu sáng trên các tuyến phố có cây đổ đều bị ảnh hưởng, thậm chí mất điện gây khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả.3. Miền Trung bị lũ dữ nhấn chìm bởi cơn bão Nari
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, đến 17h ngày 15/10/2013 có ít nhất 3 người Quảng Nam tử vong; 2 người mất tích ở Thừa Thiên Huế và Bình Định; 49 người bị thương sau trận lũ dữ do cơn bão Nari gây ra, trong đó tập trung phần lớn ở ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.Bão Nari cũng khiến hơn 11 nghìn ngôi nhà tốc mái, hư hỏng; hàng nghìn ngôi nhà bị sập, trôi và ngập nước. Diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ lên đến con số hàng nghìn. Nhiều tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.Về giao thông, khối lượng đường bị sạt lở, vùi lấp hơn 61.000 m. Tại Quốc lộ 1 ngập tại 2 điểm dài 80 m tại Quảng Nam; hầm đường bộ Hải Vân bị mất điện lưới; đường Hồ Chí Minh nhánh đông (tỉnh Kon Tum) sụt lở taluy dương tại 17 vị trí với khối lượng khoảng 1.400 m3 gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.4. Năm 2011, lụt lội ở miền Trung làm 55 người chết
Từ giữa tháng 10/2011, các trận lụt ở miền trung làm 55 người chết. Nước lụt cũng đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu. Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước.5. Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lịch sử 100 năm có một
Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên “siêu tốc” chưa từng thấy trong 100 năm qua đã nhấn chìm huyện Hương Khê. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất”. Những người dân nơi đây phải thức trắng để canh lũ trên những nóc nhà, cành cây trong đói, rét và nguy cơ bị lũ cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.6. Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội
Năm 2008, Hà Nội đã bị ngập lụt nặng nề và đó được coi là trận lụt lịch sử với lượng mưa lớn nhất trong vòng trăm năm qua. Cả Hà Nội chìm trong một biển nước khổng lồ.Tính đến tối 1/11/2008, Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng trong trận mưa lịch sử. Tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa đã tràn nước.Một trận lụt khiến người dân Hà Nội không thế nào quên.7. Đại hồng thủy 1999 – trận lũ lụt lịch sử
Bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.Trận lũ lụt lịch sử làm ngập trắng 10 tỉnh, thành miền Trung, 595 người chết (Thừa Thiên - Huế: 352 người, Quảng Nam: 73 người), 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại hơn 3.773 tỉ đồng (thời điểm 1999).
1. Quảng Ninh hoang tàn sau ngày mưa lũ
Đợt mưa kéo dài kéo theo lũ lụt tại Quảng Ninh trong hai ngày 26 và 27/7 đã khiến 3 người trong một gia đình ở phường Mông Dương bị thiệt mạng.
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến sáng 28/7, ngoài 3 mẹ con bị lũ cuốn chết còn có thêm 5 người tử vong gồm 2 người ở phường Cao Thắng, 2 người ở phường Cao Xanh, một ở phường Hồng Hà; còn 6 người mất tích. Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 112 tỉ đồng.
Theo số liệu từ báo cáo nhanh của tỉnh Quảng Ninh, mưa lũ đã khiến 2 người khác tại TP Cẩm Phả bị thương. Hơn 2.200 hộ dân, trường học, bệnh xá bị ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2m, hơn 500m tường kè và 4 nhà dân đã bị sập đổ. Mưa lớn cũng đã làm ngập úng gần 70ha lúa và hoa màu.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, đây là đợt mưa lớn nhất trong vòng 40 năm qua xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (có nơi mực nước đo được gần 600mm), đồng thời gặp lúc triều cường nên mức độ ảnh hưởng là rất lớn.
2. Hà Nội xác xơ sau trận mưa giông, gió giật ngày 13/6/2015
Đã có ít nhất 1 người chết, 5 người bị thương, 120 cây xanh gãy đổ sau trận mưa dông kinh hoàng ở Hà Nội chiều 13/6.
Theo thống kê, trong hơn 120 cây lớn đổ, gãy có 98 cây chắn ngang đường gây cản trở giao thông, 13 xe ôtô bị cây đè trúng. Nhiều xe máy cũng chịu cảnh tương tự.
Nhiều cột điện, đèn tín hiệu giao thông gẫy gập, đèn chiếu sáng trên các tuyến phố có cây đổ đều bị ảnh hưởng, thậm chí mất điện gây khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả.
3. Miền Trung bị lũ dữ nhấn chìm bởi cơn bão Nari
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, đến 17h ngày 15/10/2013 có ít nhất 3 người Quảng Nam tử vong; 2 người mất tích ở Thừa Thiên Huế và Bình Định; 49 người bị thương sau trận lũ dữ do cơn bão Nari gây ra, trong đó tập trung phần lớn ở ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Bão Nari cũng khiến hơn 11 nghìn ngôi nhà tốc mái, hư hỏng; hàng nghìn ngôi nhà bị sập, trôi và ngập nước. Diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ lên đến con số hàng nghìn. Nhiều tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.
Về giao thông, khối lượng đường bị sạt lở, vùi lấp hơn 61.000 m. Tại Quốc lộ 1 ngập tại 2 điểm dài 80 m tại Quảng Nam; hầm đường bộ Hải Vân bị mất điện lưới; đường Hồ Chí Minh nhánh đông (tỉnh Kon Tum) sụt lở taluy dương tại 17 vị trí với khối lượng khoảng 1.400 m3 gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
4. Năm 2011, lụt lội ở miền Trung làm 55 người chết
Từ giữa tháng 10/2011, các trận lụt ở miền trung làm 55 người chết. Nước lụt cũng đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu. Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước.
5. Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lịch sử 100 năm có một
Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên “siêu tốc” chưa từng thấy trong 100 năm qua đã nhấn chìm huyện Hương Khê. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất”. Những người dân nơi đây phải thức trắng để canh lũ trên những nóc nhà, cành cây trong đói, rét và nguy cơ bị lũ cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.
6. Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội
Năm 2008, Hà Nội đã bị ngập lụt nặng nề và đó được coi là trận lụt lịch sử với lượng mưa lớn nhất trong vòng trăm năm qua. Cả Hà Nội chìm trong một biển nước khổng lồ.
Tính đến tối 1/11/2008, Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng trong trận mưa lịch sử. Tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa đã tràn nước.
Một trận lụt khiến người dân Hà Nội không thế nào quên.
7. Đại hồng thủy 1999 – trận lũ lụt lịch sử
Bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam.
Trận lũ lụt lịch sử làm ngập trắng 10 tỉnh, thành miền Trung, 595 người chết (Thừa Thiên - Huế: 352 người, Quảng Nam: 73 người), 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng thiệt hại hơn 3.773 tỉ đồng (thời điểm 1999).