Kết luận trên được đưa ra sau khi giới nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ 14 tuổi ăn quá nhiều bánh mì kẹp thịt, khoai tây rán có khả năng nhận thức thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa khi ở độ tuổi 17.
|
Ăn nhiều khoai tây chiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ghi nhớ, học tập trẻ vị thành niên. Ảnh minh họa. |
Điều này thể hiện khá rõ ở chế độ ăn uống của người “ngốn” nhiều đồ ăn nhanh, khoai tây chiên, thịt đỏ, thịt chế biến và nước giải khát có ga. Những thực phẩm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phản ứng linh hoạt, ghi nhớ và học tập.
Trái lại, những người tiêu thụ lượng lớn
trái cây và
rau xanh lại có khả năng nhận thức khá tích cực.
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Anett Nyaradi trao đổi với Science Network: Rất có thể việc tăng cường vi chất có lợi trong rau xanh góp phần thúc đẩy khả năng nhận thức của con người.
Ngoài ra, omega – 6 có nhiều trong thực phẩm chiên và thịt đỏ cũng góp phần làm giảm khả năng nhận thức của con người. Cụ thể, việc trao đổi chất hoạt động tốt nhất khi cần bằng tỷ lệ 1:1 giữa axit béo omega – 3 và omega – 6. Trong khi đó, chế độ ăn uống phương Tây có tỷ lệ 01:20 hoặc 01: 25.
Chính hàm lượng chất béo cao cùng lượng carbonhydrate đơn bão hòa có liên quan đến tình trạng suy giảm hoạt động của vùng hippocampus – một cấu trúc não liên quan đến khả năng học tập cũng như ghi nhớ của con người thời niên thiếu.
“Tuổi vị thành niên là thời gian quan trọng cho việc phát triển não bộ. Chế độ ăn uống nghèo nàn khiến khả năng phát triển bị ảnh hưởng nặng nề”, Nyardi nhấn mạnh.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách y tế trong tương lai và nội dung các chương trình nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe.