Khi xâm nhập cơ thể người, đỉa có thể bám vào hầu, họng, thực quản, thanh quản, khí quản (thậm chí đôi khi xuống tới phế quản nếu bệnh nhân hít sâu), cơ quan sinh dục, tiết niệu... nhưng nhìn chung, địa điểm hay gặp nhất vẫn là hốc mũi. Phần lớn người bệnh không hề biết trong suốt nhiều ngày, cho đến khi sốc nặng thấy bác sĩ lôi con đỉa ra khỏi cơ thể mình. Một ngày tháng 3/2013, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 gắp một con đỉa sống dài 6cm ra khỏi mũi bé C. Nhiều ngày trước đó, cậu bé người Bạc Liêu này bị khụt khịt, chảy máu mũi, đi khám được chẩn đoán viêm xoang nhưng chữa mãi không khỏi nên phải lên tuyến trên. (Ảnh minh họa) Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cũng từng nội soi gắp con đỉa trâu trong thanh quản anh Lê Khắc T. (36 tuổi, ngụ ở huyện Hương Khê). Anh T. bị ho khan lâu ngày, viêm họng, có đờm đặc, người gầy sút, uống thuốc không đỡ. (Ảnh minh họa) Chị Trịnh Thị M. ở Bạc Liêu sau một lần ngã xuống ruộng thì sinh chứng khó thở, tức ngực, đi khám nhiều nơi không phát hiện nguyên nhân, uống nhiều thuốc không khỏi. Một tháng sau, khi đến BV đa khoa Vạn Hạnh (TP HCM), bác sĩ phát hiện con đỉa trong mũi chị. (Ảnh minh họa) Ông Dương Kim C., 52 tuổi, sống ở xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đến bệnh viện tỉnh trong tình trạng máu mũi chảy suốt 10 ngày, đã dùng kháng sinh 5 ngày không đỡ. Khi nội soi, bác sĩ phát hiện có một vật đen, to bám sâu trong mũi, và gắp ra một con đỉa suối. Bệnh nhân từng đi rừng nhiều ngày và vốc nước ở khe suối uống, có lẽ con đỉa đã chui vào qua đường này. Anh Nguyễn Ngọc D. (tập thể Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi đi du lịch Suối Hai về khoảng 2 tháng mới được bác sĩ phát hiện và gắp ra con đỉa sống trong mũi. (Ảnh minh họa) Bệnh viện đa khoa Ninh Sơn, Ninh Thuận cũng từng gắp một con đỉa trâu dài hơn 20cm từ mũi anh Nguyễn Văn S., 34 tuổi. Nửa tháng trước đó, anh đi làm rẫy, có cúi mặt xuống suối uống nước và ngay tối hôm ấy đã bị chảy máu. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày khiến anh phải đi khám. (Ảnh minh họa). Thường khi bị đỉa chui vào mũi, bệnh nhân không nhận ra ngay vì con đỉa còn rất nhỏ (đỉa suối thường chỉ dài 1 cm, mảnh như sợi tóc trước khi chui vào người). Sau đó một số ngày, có khi đến vài tháng, đỉa hút nhiều máu lớn phổng lên, các triệu chứng nghiêm trọng mới xuất hiện. Có khi con đỉa no máu thập thò ở lỗ mũi. Theo các bác sĩ, lúc này không nên cố lôi nó ra vì đỉa bám rất chắc, sẽ càng gây chảy máu nặng hơn. Cũng đừng nhỏ thuốc sát khuẩn mạnh như nước vôi, nước điếu vào mũi như các mẹo dân gian. Nên đến bác sĩ để được xử lý. Nếu là đỉa suối, việc nhúng mũi vào bát nước có thể dụ chúng tự bò ra. Khi toàn thân con đỉa chui ra thì mới coi là “thoát nạn”. Nếu một đầu con đỉa vẫn bám vào mũi thì dùng kẹp kẹp cái đầu tự do trong nước, chờ đến khi đầu kia chui ra. Để tránh bị đỉa suối xâm nhập qua đường mũi, tuyệt đối không nên rửa mặt hay ngụp lặn trong nước ao, hồ, sông, suối, không uống nước suối. Còn để phòng đỉa trâu chui vào cơ thể, nên tránh tắm ao hồ, cẩn thận khi ăn rau muống vì đỉa trâu hay bám vào rau này. Đỉa sống lâu trong cơ thể sẽ gây ra nhiều biến chứng như tắc hoặc bán tắc nghẽn một cơ quan nào đó như mũi, hầu họng, phế quản - phổi gây xuất huyết, ho khạc ra máu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do ngạt nếu đỉa bít kín khí – phế quản. Ngoài chuyện bít kín đường thở (nếu chui vào đường thở), gây chảy máu, ho hoặc tiểu ra máu (tùy vị trí bị tấn công), đỉa ký sinh trong cơ thể người còn có thể gây viêm nhiễm, tạo ổ áp xe ở nơi nó hút máu. Bệnh nhân cũng có thể thiếu máu nếu chậm lấy con đỉa ra.
Khi xâm nhập cơ thể người, đỉa có thể bám vào hầu, họng, thực quản, thanh quản, khí quản (thậm chí đôi khi xuống tới phế quản nếu bệnh nhân hít sâu), cơ quan sinh dục, tiết niệu... nhưng nhìn chung, địa điểm hay gặp nhất vẫn là hốc mũi. Phần lớn người bệnh không hề biết trong suốt nhiều ngày, cho đến khi sốc nặng thấy bác sĩ lôi con đỉa ra khỏi cơ thể mình.
Một ngày tháng 3/2013, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 gắp một con đỉa sống dài 6cm ra khỏi mũi bé C. Nhiều ngày trước đó, cậu bé người Bạc Liêu này bị khụt khịt, chảy máu mũi, đi khám được chẩn đoán viêm xoang nhưng chữa mãi không khỏi nên phải lên tuyến trên. (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cũng từng nội soi gắp con đỉa trâu trong thanh quản anh Lê Khắc T. (36 tuổi, ngụ ở huyện Hương Khê). Anh T. bị ho khan lâu ngày, viêm họng, có đờm đặc, người gầy sút, uống thuốc không đỡ. (Ảnh minh họa)
Chị Trịnh Thị M. ở Bạc Liêu sau một lần ngã xuống ruộng thì sinh chứng khó thở, tức ngực, đi khám nhiều nơi không phát hiện nguyên nhân, uống nhiều thuốc không khỏi. Một tháng sau, khi đến BV đa khoa Vạn Hạnh (TP HCM), bác sĩ phát hiện con đỉa trong mũi chị. (Ảnh minh họa)
Ông Dương Kim C., 52 tuổi, sống ở xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đến bệnh viện tỉnh trong tình trạng máu mũi chảy suốt 10 ngày, đã dùng kháng sinh 5 ngày không đỡ. Khi nội soi, bác sĩ phát hiện có một vật đen, to bám sâu trong mũi, và gắp ra một con đỉa suối. Bệnh nhân từng đi rừng nhiều ngày và vốc nước ở khe suối uống, có lẽ con đỉa đã chui vào qua đường này.
Anh Nguyễn Ngọc D. (tập thể Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi đi du lịch Suối Hai về khoảng 2 tháng mới được bác sĩ phát hiện và gắp ra con đỉa sống trong mũi. (Ảnh minh họa)
Bệnh viện đa khoa Ninh Sơn, Ninh Thuận cũng từng gắp một con đỉa trâu dài hơn 20cm từ mũi anh Nguyễn Văn S., 34 tuổi. Nửa tháng trước đó, anh đi làm rẫy, có cúi mặt xuống suối uống nước và ngay tối hôm ấy đã bị chảy máu. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày khiến anh phải đi khám. (Ảnh minh họa).
Thường khi bị đỉa chui vào mũi, bệnh nhân không nhận ra ngay vì con đỉa còn rất nhỏ (đỉa suối thường chỉ dài 1 cm, mảnh như sợi tóc trước khi chui vào người). Sau đó một số ngày, có khi đến vài tháng, đỉa hút nhiều máu lớn phổng lên, các triệu chứng nghiêm trọng mới xuất hiện.
Có khi con đỉa no máu thập thò ở lỗ mũi. Theo các bác sĩ, lúc này không nên cố lôi nó ra vì đỉa bám rất chắc, sẽ càng gây chảy máu nặng hơn. Cũng đừng nhỏ thuốc sát khuẩn mạnh như nước vôi, nước điếu vào mũi như các mẹo dân gian. Nên đến bác sĩ để được xử lý.
Nếu là đỉa suối, việc nhúng mũi vào bát nước có thể dụ chúng tự bò ra. Khi toàn thân con đỉa chui ra thì mới coi là “thoát nạn”. Nếu một đầu con đỉa vẫn bám vào mũi thì dùng kẹp kẹp cái đầu tự do trong nước, chờ đến khi đầu kia chui ra.
Để tránh bị đỉa suối xâm nhập qua đường mũi, tuyệt đối không nên rửa mặt hay ngụp lặn trong nước ao, hồ, sông, suối, không uống nước suối. Còn để phòng đỉa trâu chui vào cơ thể, nên tránh tắm ao hồ, cẩn thận khi ăn rau muống vì đỉa trâu hay bám vào rau này.
Đỉa sống lâu trong cơ thể sẽ gây ra nhiều biến chứng như tắc hoặc bán tắc nghẽn một cơ quan nào đó như mũi, hầu họng, phế quản - phổi gây xuất huyết, ho khạc ra máu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do ngạt nếu đỉa bít kín khí – phế quản.
Ngoài chuyện bít kín đường thở (nếu chui vào đường thở), gây chảy máu, ho hoặc tiểu ra máu (tùy vị trí bị tấn công), đỉa ký sinh trong cơ thể người còn có thể gây viêm nhiễm, tạo ổ áp xe ở nơi nó hút máu. Bệnh nhân cũng có thể thiếu máu nếu chậm lấy con đỉa ra.