Chiếc máy chụp có nguồn phóng xạ kín Ir-192 (Iridium-192) đã bị mất cắp ngày 12/9 tại một căn nhà trọ ở quận Tân Bình TP HCM, một tuần sau được tìm thấy ở một căn nhà vườn tại quận Tân Phú. Ảnh: Nơi phát hiện chiếc máy bị mất.Đây là loại thiết bị chứa phóng xạ mà nếu rơi vào tay người không biết sử dụng, mang ra chụp linh tinh thì sẽ rất nguy hiểm với người sử dụng và môi trường xung quanh. Sự việc này làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ nhiễm xạ cho người dân. Ảnh: Chiếc máy được bọc kỹ càng trước khi chuyển đi. Làm thế nào để biết mình đang đứng trong vùng bị nhiễm phóng xạ, cách xử lý khi bị nhiễm phóng xạ như thế nào? Đó là băn khoăn của rất nhiều người khi biết thông tin vụ mất cắp thiết bị phóng xạ kể trên. TS Nguyễn Nhị Điều, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cho biết, phóng xạ có hai loại. Loại nguồn kín (như chiếc máy bị mất cắp vừa rồi) thường được dùng chụp ảnh đường ống công nghiệp. Loại nguồn hở dùng trong y học để chữa bệnh hoặc chẩn đoán. Nguồn phóng xạ kín có tác dụng chiếu ngoài, ngược lại nguồn phóng xạ hở chỉ gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp vào người qua đường da, đường thức ăn... Người bị nhiễm phóng xạ từ nguồn kín, đứng gần nguồn phóng xạ đang chiếu sẽ thấy mệt mỏi (lúc này cơ thể có sự thay đổi hồng cầu, bạch cầu), nặng hơn thì nôn mửa hoặc gặp các tai biến khác sau này. Tuy nhiên, để phát hiện một nơi nào đó có bị nhiễm phóng xạ hay không nhất thiết phải có các thiết bị đo chuyên dụng mới khẳng định chính xác được. Nhiễm phóng xạ là một loại nhiễm cực độc đối với con người. Một lượng ion hóa nhỏ nhất xuyên qua tế bào sống có thể làm tổn thương lâu dài đến mô, ảnh hưởng đến hoạt động tế bào. Ảnh: Đo mức nhiễm phóng xạ ở trẻ em xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Khi đó, cơ thể có thể phản ứng nhẹ như da đỏ ửng, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng như mắc ung thư và tử vong, tùy lượng chất phóng xạ mà cơ thể hấp thụ, cách tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Liều cao phóng xạ một lần có thể gây tử vong, trong khi với cùng liều như vậy nhưng được hấp thụ dần, lâu dài có thể không gây bất cứ biểu hiện bệnh tật nào nhưng vẫn làm tổn thương nghiêm trọng ADN. Các tế bào bất thường hình thành và sản sinh, làm tăng nguy cơ ung thư, rối loạn di truyền.Theo các chuyên gia, tổn thương bức xạ không có các dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt, do đó nạn nhân không ý thức được rằng mình có thể đã bị chiếu xạ. Bởi vậy, nếu nghi mình từng tiếp xúc với nguồn xạ, cần để ý đến các triệu chứng khởi phát như buồn nôn, mệt mỏi kèm theo ban đỏ, có thể sốt kèm tiêu chảy và các triệu chứng khác không giải thích được nguyên nhân. Tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau, đặc trưng bởi các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu. Nếu tiếp xúc với nguồn phóng xạ mà có các dấu hiệu này thì phải lập tức đi kiểm tra.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm phóng xạ, cần tránh sự lan rộng của chất phóng xạ bằng việc cách ly. Liên hệ với cơ quan an toàn bức xạ hoặc cơ sở dịch vụ để kiểm xạ và thử máu, cứ 4 - 6 giờ một lần trong một ngày để đánh giá biểu hiện giảm bạch cầu trong máu.
Chiếc máy chụp có nguồn phóng xạ kín Ir-192 (Iridium-192) đã bị mất cắp ngày 12/9 tại một căn nhà trọ ở quận Tân Bình TP HCM, một tuần sau được tìm thấy ở một căn nhà vườn tại quận Tân Phú. Ảnh: Nơi phát hiện chiếc máy bị mất.
Đây là loại thiết bị chứa phóng xạ mà nếu rơi vào tay người không biết sử dụng, mang ra chụp linh tinh thì sẽ rất nguy hiểm với người sử dụng và môi trường xung quanh. Sự việc này làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ nhiễm xạ cho người dân. Ảnh: Chiếc máy được bọc kỹ càng trước khi chuyển đi.
Làm thế nào để biết mình đang đứng trong vùng bị nhiễm phóng xạ, cách xử lý khi bị nhiễm phóng xạ như thế nào? Đó là băn khoăn của rất nhiều người khi biết thông tin vụ mất cắp thiết bị phóng xạ kể trên.
TS Nguyễn Nhị Điều, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cho biết, phóng xạ có hai loại. Loại nguồn kín (như chiếc máy bị mất cắp vừa rồi) thường được dùng chụp ảnh đường ống công nghiệp. Loại nguồn hở dùng trong y học để chữa bệnh hoặc chẩn đoán.
Nguồn phóng xạ kín có tác dụng chiếu ngoài, ngược lại nguồn phóng xạ hở chỉ gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp vào người qua đường da, đường thức ăn...
Người bị nhiễm phóng xạ từ nguồn kín, đứng gần nguồn phóng xạ đang chiếu sẽ thấy mệt mỏi (lúc này cơ thể có sự thay đổi hồng cầu, bạch cầu), nặng hơn thì nôn mửa hoặc gặp các tai biến khác sau này.
Tuy nhiên, để phát hiện một nơi nào đó có bị nhiễm phóng xạ hay không nhất thiết phải có các thiết bị đo chuyên dụng mới khẳng định chính xác được.
Nhiễm phóng xạ là một loại nhiễm cực độc đối với con người. Một lượng ion hóa nhỏ nhất xuyên qua tế bào sống có thể làm tổn thương lâu dài đến mô, ảnh hưởng đến hoạt động tế bào. Ảnh: Đo mức nhiễm phóng xạ ở trẻ em xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Khi đó, cơ thể có thể phản ứng nhẹ như da đỏ ửng, hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng như mắc ung thư và tử vong, tùy lượng chất phóng xạ mà cơ thể hấp thụ, cách tiếp xúc và thời gian tiếp xúc.
Liều cao phóng xạ một lần có thể gây tử vong, trong khi với cùng liều như vậy nhưng được hấp thụ dần, lâu dài có thể không gây bất cứ biểu hiện bệnh tật nào nhưng vẫn làm tổn thương nghiêm trọng ADN. Các tế bào bất thường hình thành và sản sinh, làm tăng nguy cơ ung thư, rối loạn di truyền.
Theo các chuyên gia, tổn thương bức xạ không có các dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt, do đó nạn nhân không ý thức được rằng mình có thể đã bị chiếu xạ.
Bởi vậy, nếu nghi mình từng tiếp xúc với nguồn xạ, cần để ý đến các triệu chứng khởi phát như buồn nôn, mệt mỏi kèm theo ban đỏ, có thể sốt kèm tiêu chảy và các triệu chứng khác không giải thích được nguyên nhân.
Tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau, đặc trưng bởi các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu. Nếu tiếp xúc với nguồn phóng xạ mà có các dấu hiệu này thì phải lập tức đi kiểm tra.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm phóng xạ, cần tránh sự lan rộng của chất phóng xạ bằng việc cách ly. Liên hệ với cơ quan an toàn bức xạ hoặc cơ sở dịch vụ để kiểm xạ và thử máu, cứ 4 - 6 giờ một lần trong một ngày để đánh giá biểu hiện giảm bạch cầu trong máu.