Bạn cần nhớ rằng đồ nhựa không nên đựng thức ăn đang nóng (canh, cháo hoặc đồ dầu mỡ vừa rán có nhiệt độ 70 - 800C). Các chất phụ gia, nhựa… khi gặp nhiệt cao dễ thôi ra, ngấm vào thực phẩm, gây các bệnh về tiêu hóa, tổn hại gan, thậm chí nếu tích tụ nhiều có thể gây ung thư. Dù bạn mua được hộp nhựa có gán nhãn “microwave-safe” hoặc “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng), điều này có nghĩa chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ khi bỏ vào lò. Biểu tượng này không đảm bảo rằng hộp nhựa an toàn, không thôi hóa chất khi gặp nhiệt. Tốt nhất, bạn nên dùng hộp, bát thủy tinh, sứ... thay vì dùng hộp nhựa. Việc tận dụng đồ nhựa đã cũ, ngả màu không phải là ý tưởng tốt. Các vết trày xước, là nơi tích tụ vi khuẩn, vi trùng gây hại cho sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, thói quen thùng nhựa đựng sơn để chứa gạo, muối dưa cà, ngâm đậu phụ… tuyệt đối nên tránh. Các thành phần hóa chất còn trong thùng gặp phản ứng với axit khi muối cà hoặc thôi ra nước ngâm thực phẩm, lâu dần sẽ tích lũy chất độc hại cho tiêu hóa, thần kinh và tim mạch. Một số loại chai đựng nước ngọt và nhựa #1 PET (có nhãn hiệu dưới đáy chai) chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Hóa chất, phụ gia chế tạo nhựa sẽ ngấm vào nước nếu bạn dùng lại chúng và để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ cao.Các loại nhựa có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, cam, tím khá bắt mắt, nhưng chúng có nhiều phụ gia tạo màu. Vậy nên, bạn cân nhắc hạn chế mua và dùng chúng nếu có thể.Đồng thời, khi mua bạn chọn loại nhựa vô cơ, cứng, màu trắng, khi soi dưới ánh nắng mặt trời không cho ánh sáng đi qua (trong khi nhựa hữu cơ sẽ vẫn nhìn thấy ánh nắng). Đừng quên "chọn mặt, gửi vàng", mua đồ nhựa ở cửa hàng uy tín. Ngoài ra, bạn xem xét kỹ lưỡng chất lượng của hộp nhựa, nếu trong, bóng, bề mặt không bị nhám hoặc xước sẽ an toàn hơn nhiều sản phẩm có màu đục, không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường. Thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, mức giá, bạn hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm, chọn đồ không chất BPA để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
Bạn cần nhớ rằng đồ nhựa không nên đựng thức ăn đang nóng (canh, cháo hoặc đồ dầu mỡ vừa rán có nhiệt độ 70 - 800C). Các chất phụ gia, nhựa… khi gặp nhiệt cao dễ thôi ra, ngấm vào thực phẩm, gây các bệnh về tiêu hóa, tổn hại gan, thậm chí nếu tích tụ nhiều có thể gây ung thư.
Dù bạn mua được hộp nhựa có gán nhãn “microwave-safe” hoặc “microwavable” (sử dụng được trong lò vi sóng), điều này có nghĩa chúng sẽ không bị chảy, nứt vỡ khi bỏ vào lò. Biểu tượng này không đảm bảo rằng hộp nhựa an toàn, không thôi hóa chất khi gặp nhiệt. Tốt nhất, bạn nên dùng hộp, bát thủy tinh, sứ... thay vì dùng hộp nhựa.
Việc tận dụng đồ nhựa đã cũ, ngả màu không phải là ý tưởng tốt. Các vết trày xước, là nơi tích tụ vi khuẩn, vi trùng gây hại cho sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, thói quen thùng nhựa đựng sơn để chứa gạo, muối dưa cà, ngâm đậu phụ… tuyệt đối nên tránh. Các thành phần hóa chất còn trong thùng gặp phản ứng với axit khi muối cà hoặc thôi ra nước ngâm thực phẩm, lâu dần sẽ tích lũy chất độc hại cho tiêu hóa, thần kinh và tim mạch.
Một số loại chai đựng nước ngọt và nhựa #1 PET (có nhãn hiệu dưới đáy chai) chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Hóa chất, phụ gia chế tạo nhựa sẽ ngấm vào nước nếu bạn dùng lại chúng và để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ cao.
Các loại nhựa có nhiều màu sắc như đỏ, xanh, cam, tím khá bắt mắt, nhưng chúng có nhiều phụ gia tạo màu. Vậy nên, bạn cân nhắc hạn chế mua và dùng chúng nếu có thể.
Đồng thời, khi mua bạn chọn loại nhựa vô cơ, cứng, màu trắng, khi soi dưới ánh nắng mặt trời không cho ánh sáng đi qua (trong khi nhựa hữu cơ sẽ vẫn nhìn thấy ánh nắng).
Đừng quên "chọn mặt, gửi vàng", mua đồ nhựa ở cửa hàng uy tín. Ngoài ra, bạn xem xét kỹ lưỡng chất lượng của hộp nhựa, nếu trong, bóng, bề mặt không bị nhám hoặc xước sẽ an toàn hơn nhiều sản phẩm có màu đục, không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.
Thay vì chỉ nhìn vào hình dáng, màu sắc, mức giá, bạn hãy đọc các thông số trên nhãn mác sản phẩm, chọn đồ không chất BPA để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.