Ai không nên ăn bánh Trung thu?

Google News

(Kiến Thức) - Bánh Trung thu là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ đêm Trung thu. Tuy nhiên, việc ăn loại bánh này như thế nào không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, không phải ai cũng có thể ăn được bánh Trung thu.

Ăn bánh Trung thu như thế nào?
Điều đầu tiên đó là phải ăn bánh mới sản xuất, không nên ăn bánh khi đã cận hết hạn sử dụng, bởi như vậy độ đảm bảo an toàn sẽ không tuyệt đối. Khi mua và sử dụng bánh, nên chọn nhưng loại bánh phù hợp khẩu vị và có trọng lượng vừa đủ, bởi nếu ăn thừa, bảo quản trong tủ lạnh, để dùng sau vừa làm mất đi độ tươi của bánh, vừa không an toàn khi ăn.
Một điểm nữa, chắc hẳn ai cũng biết đó là, cần phải có tách trà nóng uống kèm khi ăn bánh Trung thu. Một miếng bánh, một ngụm trà sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, lại tăng thêm nhã hứng và đặc biệt là loại bỏ chất béo có thể tích tụ lại trong cơ thể.
Trong trà đặc và cà phê có chứa khá nhiều caffeine, còn nước giải khát, coca hoặc nước trái cây giàu calo và đường, nếu ăn bánh trung thu với các đồ uống trên sẽ không có lợi cho sức khỏe, hơn nữa còn cảm thấy ngấy hơn. Trong trà xanh chứa nhiều EGCG - một chất giúp kích thích hệ thần kinh và tăng cường quá trình đốt chất béo trong cơ thể.
Tuyệt đối không ăn bánh trung thu với một cốc nước đá lạnh. Rất dễ gây tiêu chảy.
Bánh trung thu thường có hai vị mặn và ngọt. Vậy bạn hãy ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh.
 Bánh Trung thu. Ảnh: Internet
Những ai không nên ăn bánh
Những người lớn tuổi hay trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện, nếu ăn bánh Trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu, với trẻ nhỏ là tiêu chảy. Ngay cả với những người bình thường cũng nên chú ý không nên ăn quá nhiều bánh trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác, thậm chí đe dọa tính mạng.
Vì bánh Trung thu có chứa đường và chất béo cao nên với một số người mắc một vài loại bệnh cần cân nhắc trước khi ăn. Bệnh nhân tiểu đường có thể gây tăng đường huyết, hôn mê và thậm chí là nguy hiểm tính mạng. Bị viêm túi mật, sỏi mật khi ăn bánh trung thu có thể khiến bệnh tồi tệ hơn.
Người có lượng cholesterol cao, bệnh tim mạch vành, đang chịu biến chứng tai biến mạch máu não và các bệnh nhân khác… khi ăn bánh khiến độ nhớt của máu sẽ tăng, máu chảy chậm lại, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh mà còn dẫn đến triệu chứng thiếu máu, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Những ai bị viêm da, mụn trứng cá và các bệnh về da khác ăn quá nhiều bánh trung thu có thể làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn. Còn đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày, gây khó cho việc chữa bệnh. Riêng những loại bánh mặn có lẽ không thích hợp cho những ai viêm thận.
Với những bà mẹ đang mang thai hay vừa mới sinh, đang cho con bú… tốt nhất nên tuân thủ những điều cấm kỵ trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, tránh ăn quá nhiều bánh trung thu – loại bánh thường có thời gian bảo quản khá lâu.
Anh Đào (TH)

Bình luận(0)