Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm. Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp. Mật cá. Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.Giá đỗ không có rễ. Có những loại giá đỗ ( đặc biệt là giá đỗ tương màu vàng) đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển được phun thuốc trừ cỏ, khiến các loại giá đỗ đó to, đầy và không có rễ. Trong thuốc trừ cỏ chứa chất gây ung thư, mà trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng loại giá đỗ không rễ này. Trứng gà sống. Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh. Sữa tươi chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa nguyên liệu (raw milk) là loại sữa chưa được tiệt trùng từ những động vật họ móng có vú như bò, cừu hoặc dê. FDA cho biết sữa nguyên liệu chưa tiệt trùng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh khác nhau, bao gồm các vi khuẩn Salmonella, E. coli, Listeria, Campylobacter và Brucella, chúng là nguyên nhân gây bệnh thậm chí có thể gây chết người. Những triệu chứng bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn khác nhau thường có ở trong sữa nguyên liệu chưa tiệt trùng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau đầu và đau nhức toàn thân.Dưa muối cũng có thể gây ngộ độc. Một số loại rau cải, rau cải xanh, rau hẹ... có chứa rất nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nếu đã nấu chín mà để trong một thời gian dài, hoặc muối trong một thời gian quá ngắn, chưa đủ chín rau thì chất muối acid nitrite trong rau, dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ra ngộ độc khi ăn nhiều. Các loại hạt. Hạt táo, lê, mơ và đào có chứa chất gọi là amygdalin. Chất này có thể chuyển thành chất cyanide trong dạ dày gây khó chịu, gây bệnh và đôi khi có thể gây tử vong. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm vương quốc Anh khuyến cáo người dân không ăn nhiều hơn hai hạt mơ mỗi ngày. Với trẻ em, chỉ nuốt một vài hạt có thể gây bệnh và trong một vài trường hợp có thể gây tử vong.Sắn và măng chưa chín. Độc tố cyanogenic được tìm thấy trong khoai mì (sắn) sống và trong măng. Để tránh chất độc này, khoai mì phải được bỏ vỏ và nấu chín khi ăn. Măng tươi nên được thái lát mỏng theo chiều dọc, loại bỏ phần xơ dày bên ngoài, đun trong nước muối nhẹ 8-10 phút để loại bỏ hoàn toàn độc tố này. Củ cải trắng. Củ cải trắng thường chứa nhóm độc tố furocoumarins. Nồng độ gây độc của chất này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do vậy cần loại bỏ triệt để vỏ và phần hư hỏng trên củ trước khi nấu. Khả năng giảm độc tố khi củ cải được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng hoặc đun sôi. Trà bị mốc. Trà bị mốc là do nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.Chất độc từ nấm. Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải nấm độc sẽ phải học bài học cuối cùng. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. Bạn chỉ nên mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình. Nấm trong lạc rất độc. Lạc (đậu phộng) tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Nhưng nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Phòng tránh bằng cách phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc; không ăn những hạt lạc đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường. Ớt cũng có độc. Quả ớt chứa trong lớp vỏ của nó chất capsaicin, là một chất gây cảm giác cay và nóng khiến cho bạn có cảm giác ngon khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa. Vì vậy bạn không nên ăn nhiều ớt.Đậu xanh không nấu chín. Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc. Mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn. Bắp cải thối. Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Cà chua xanh. Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Khoai tây mọc mầm. Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Mật cá. Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.
Giá đỗ không có rễ. Có những loại giá đỗ ( đặc biệt là giá đỗ tương màu vàng) đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển được phun thuốc trừ cỏ, khiến các loại giá đỗ đó to, đầy và không có rễ. Trong thuốc trừ cỏ chứa chất gây ung thư, mà trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng loại giá đỗ không rễ này.
Trứng gà sống. Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Sữa tươi chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa nguyên liệu (raw milk) là loại sữa chưa được tiệt trùng từ những động vật họ móng có vú như bò, cừu hoặc dê. FDA cho biết sữa nguyên liệu chưa tiệt trùng có thể chứa rất nhiều mầm bệnh khác nhau, bao gồm các vi khuẩn Salmonella, E. coli, Listeria, Campylobacter và Brucella, chúng là nguyên nhân gây bệnh thậm chí có thể gây chết người. Những triệu chứng bệnh gây ra bởi những loại vi khuẩn khác nhau thường có ở trong sữa nguyên liệu chưa tiệt trùng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, sốt, đau đầu và đau nhức toàn thân.
Dưa muối cũng có thể gây ngộ độc. Một số loại rau cải, rau cải xanh, rau hẹ... có chứa rất nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nếu đã nấu chín mà để trong một thời gian dài, hoặc muối trong một thời gian quá ngắn, chưa đủ chín rau thì chất muối acid nitrite trong rau, dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ra ngộ độc khi ăn nhiều.
Các loại hạt. Hạt táo, lê, mơ và đào có chứa chất gọi là amygdalin. Chất này có thể chuyển thành chất cyanide trong dạ dày gây khó chịu, gây bệnh và đôi khi có thể gây tử vong. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm vương quốc Anh khuyến cáo người dân không ăn nhiều hơn hai hạt mơ mỗi ngày. Với trẻ em, chỉ nuốt một vài hạt có thể gây bệnh và trong một vài trường hợp có thể gây tử vong.
Sắn và măng chưa chín. Độc tố cyanogenic được tìm thấy trong khoai mì (sắn) sống và trong măng. Để tránh chất độc này, khoai mì phải được bỏ vỏ và nấu chín khi ăn. Măng tươi nên được thái lát mỏng theo chiều dọc, loại bỏ phần xơ dày bên ngoài, đun trong nước muối nhẹ 8-10 phút để loại bỏ hoàn toàn độc tố này.
Củ cải trắng. Củ cải trắng thường chứa nhóm độc tố furocoumarins. Nồng độ gây độc của chất này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do vậy cần loại bỏ triệt để vỏ và phần hư hỏng trên củ trước khi nấu. Khả năng giảm độc tố khi củ cải được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng hoặc đun sôi.
Trà bị mốc. Trà bị mốc là do nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.
Chất độc từ nấm. Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc, ai không may ăn phải nấm độc sẽ phải học bài học cuối cùng. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. Bạn chỉ nên mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ bạn mua hay ăn nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.
Nấm trong lạc rất độc. Lạc (đậu phộng) tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Nhưng nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Phòng tránh bằng cách phơi khô, bảo quản tốt, tránh để ẩm mốc; không ăn những hạt lạc đã bị mốc, thâm đen hoặc những hạt bất thường.
Ớt cũng có độc. Quả ớt chứa trong lớp vỏ của nó chất capsaicin, là một chất gây cảm giác cay và nóng khiến cho bạn có cảm giác ngon khi ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ không chịu nổi, tê liệt vị giác và có thể nguy hiểm đến tính mạng nữa. Vì vậy bạn không nên ăn nhiều ớt.
Đậu xanh không nấu chín. Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.
Mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Bắp cải thối. Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.