Tại buổi lễ khai giảng năm 2022 của trường ĐH Fulbirght Việt Nam, với tư cách là khách mời, anh Đinh Đức Hoàng (Phó Tổng Giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO) đã mang đến một bài phát biểu nhằm truyền cảm hứng cho các bạn tân sinh viên.
"Trong những đêm trắng ở văn phòng, tôi ăn mì xong thì đọc "Tư bản luận" của Marx, đọc "Kinh Tăng chi bộ" của Thích ca, đọc "Đạo đức học" của Kant và "Zahasthustra đã nói như thế" của Nietzsche và tất nhiên là chẳng hiểu gì cả. Tôi nghĩ mình đang muốn trở thành một người giỏi giang thì phải đọc, đọc thì phải đọc mấy ông nổi tiếng và các tác giả kinh điển. Nhưng có những ông như Kant thì một chữ một trang cũng không hiểu.Nhưng cuối cùng, trong những ngày tháng đó, tôi may mắn học được một quan điểm từ Nietszche, đấy chính là việc đọc nhiều sẽ chỉ khiến các bạn trở thành một loại trọc phú kiến thức, chứ không khiến bạn thành người giỏi hơn."Trọc phú kiến thức" là cách mô tả dành cho những người đọc rất nhiều, báo chí, sách vở, ghi nhớ những kiến thức trong đó và tin rằng chúng là của mình. Bạn sẽ gặp những người như vậy ở rất nhiều nơi. Đặc biệt là trong xã hội Việt Nam hiện nay, khi mà Internet và mở cửa đến ngang xương, đổ ập vào đầu người ta một mớ tri thức và ai cũng có quyền tin rằng tri thức này thuộc về mình." - trích đoạn bài phát biểu của anh Đinh Đức Hoàng tại sự kiện chào năm học mới của trường ĐH FulBright Việt Nam.
Ngay khi trọn vẹn bài viết được đăng tải trên trang cá nhân, nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội đã nổ ra. Một trong những nội dung khiến netizen bàn luận nhiều nhất chính là cụm từ "trọc phú kiến thức" (Bildungsphilister - thuật ngữ do nhà Triết học người Đức Friedrich Nietzsche đề xuất - PV) mà diễn giả này đề cập.
|
Khách mời Đinh Đức Hoàng phát biểu trong Lễ khai giảng khóa 2022 - 2026 của trường ĐH Fulbright Việt Nam. Ảnh: Bùi Văn/ Báo Thanh Niên
|
Tài khoản H.T. V nhận xét, tác giả của bài phát biểu (cụ thể là nội dung được trích dẫn trên) đã phạm lỗi sai về kiến thức bởi tác phẩm "Đạo đức học" của Kant là không hề tồn tại.
|
Nội dung bài phát biểu đã làm dấy lên nhiều luồng ý kiến tranh luận. Ảnh chụp màn hình.
|
Ngoài ra, phần giải thích ý nghĩa thuật ngữ tiếng Đức của anh Đinh Đức Hoàng cũng không hoàn toàn đúng với từ nghĩa gốc. Theo tham khảo từ một dịch giả người Đức, Nietzsche đã dùng Bildungsphilister để chỉ những người có kiến thức, có tri thức nhờ quá trình học tự thân, không phải từ môi trường hàn lâm và họ có phần tự hào hơi quá mức về kiến thức của họ. Đây cũng được xem là cách hiểu thông dụng nhất hiện nay về thuật ngữ này trong tiếng Đức hiện đại.
Bên cạnh đó, bài phát biểu tại buổi lễ còn gây tranh cãi với nội dung liên quan đến "kiến thức tự thân". Theo anh Đinh Đức Hoàng, đây chính là "những thứ anh ta thực sự suy nghĩ, chiêm nghiệm được, nhặt được, những thứ tự hiểu ra", và những ai có được loại kiến thức này, xứng đáng được kính trọng, tôn vinh.
Tài khoản T.H bày tỏ quan điểm, không thể phủ nhận rằng tác giả đã nói đúng một phần thực tế: Lối học “copy and paste” hay “trọc phú kiến thức” (theo cách gọi của tác giả), tức là sự sao chép một cách máy móc mà ít tư duy, ít khám phá tự thân. Tuy nhiên, thay vì dùng từ "học vẹt" để diễn tả điều này, tác giả đã sa vào một lối nói có vẻ hàn lâm nhưng nhiều mâu thuẫn, thậm chí có những nhầm lẫn, và dễ gây hiểu lầm.
|
Nhiều ý kiến cho rằng, tác giả đã "phức tạp hóa" vấn đề khá cơ bản bằng cách đưa ra những thuật ngữ phức tạp. Ảnh chụp màn hình.
|
|
Phê phán "trọc phú kiến thức" và đề cao "kiến thức tự thân" là hai vấn đề được bàn luận nhiều nhất. Ảnh chụp màn hình.
|
Mặt khác, nhiều netizen cho rằng, một bài phát biểu thu hút sự chú ý của dư luận, sẽ khơi gợi được tư duy phản biện, một kỹ năng rất cần thiết trong xã hội hiện đại.
Bạn Trần Ngọc (Sinh viên ĐH Luật, TP.HCM) bày tỏ quan điểm: "Mình thì cho rằng, nội dung của bài này là nói về việc khi chúng ta còn trẻ, chúng ta bước chân vào một chân trời kiến thức mênh mông, và chúng ta sẽ vô tình "copy and paste" mà không nhận ra những kiến thức từ bên ngoài, từ sách vở không thể nào trở thành cái của chính mình, nếu mình không thực sự có những trải nghiệm cá nhân và đau thương của bản thân".
Bài viết đã được biên tập lại Title.