Cảnh sát thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên đang điều tra Tizi, vlogger ẩm thực có 2 triệu người theo dõi, vì quay clip được cho là ăn cá mập trắng - loài có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Quốc.
Tizi phủ nhận cáo buộc nhưng làn sóng chỉ trích nữ vlogger ngày càng lan rộng, dẫn đến toàn bộ video của cô đều bị xóa.
Đây không phải lần đầu tiên nội dung của Tizi gây ý kiến trái chiều. Influencer này được biết đến với lựa chọn đồ ăn kỳ lạ như thịt cá sấu, kỳ nhông, đà điểu. Cô luôn nấu nướng trong chiếc chảo lớn ngập gia vị và dầu ăn khiến không ít người xem kinh hãi.
Theo SCMP, các video ăn uống vô độ, được gọi là mukbang, cho thấy những người có ảnh hưởng tiêu thụ lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn trở thành hình thức giải trí trực tuyến phổ biến từ nhiều năm trước.
Tại Trung Quốc, hình ảnh điển hình là cô gái xinh xắn và mảnh mai nhưng ăn suất cho 4-5 người như 10 tô mì cay, 15 bánh mì kẹp thịt hoặc 17 kg thịt cừu nướng.
Tuy nhiên, nội dung kiểu này được giám sát kỹ lưỡng trong 2 năm qua, sau khi chính phủ đưa ra chính sách nhằm chống lại tình trạng ăn quá nhiều và lãng phí thực phẩm.
Bị đàn áp
Tháng 3/2021, cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với ngành giải trí được mở rộng sang những người có ảnh hưởng về ăn uống. Bắc Kinh ban hành luật chống lãng phí thực phẩm nhằm ngăn chặn xu hướng mukbang và trừng phạt thói ăn uống vô độ, Fair Planet đưa tin.
Theo đó, vlogger ẩm thực có thể bị phạt tới 100.000 nhân dân tệ (15.680 USD) nếu quay clip lãng phí thực phẩm. Các nhà hàng được khuyến khích cung cấp phần ăn và mức giá phù hợp, đồng thời chủ động nhắc nhở khách không lãng phí thức ăn.
Điều này diễn ra sau các báo cáo về vấn đề lãng phí thực phẩm ngày càng tăng của Trung Quốc. Lượng rác thải thực phẩm hàng năm của đất nước này lên tới 35 triệu tấn, chiếm khoảng 6% tổng nguồn cung lương thực quốc gia - đủ để nuôi 350 triệu người mỗi năm.
Bắc Kinh coi an ninh lương thực là nền tảng quan trọng của an ninh quốc gia. Do đó, chính phủ kêu gọi người dân chung tay trong cả sản xuất lương thực và ngăn ngừa lãng phí thực phẩm, đặc biệt như trong các clip mukbang.
Lập trường cứng rắn tuân theo lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình vào tháng 8/2020 nhằm ngăn chặn tình trạng lãng phí lương thực.
Thời điểm đó, kênh truyền hình quốc gia CCTV nhắm mục tiêu vào các vlogger ẩm thực, gọi họ là “những ngôi sao bụng bự” vì khuyến khích thói háu ăn và lãng phí. Kể từ đó, các nền tảng video bắt đầu đưa ra cảnh báo về tình trạng lãng phí thực phẩm khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan.
Năm 2019, có khoảng 40.000 video mới liên quan đến đồ ăn mỗi ngày trên Douyin. Tháng 6/2020, con số tăng lên khoảng 120.000 video/ngày, theo nhóm nghiên cứu iiMedia. Nhiều video trong số này câu kéo lượt xem bằng hình ảnh tiêu thụ lượng thức ăn không thể tưởng tượng.
Langweixian, có hơn 38 triệu người theo dõi trên Douyin, tự nhận là người “không bao giờ béo dù ăn nhiều”. Nam vlogger khẳng định không ăn gian trong các clip ăn uống, cũng như không gặp vấn đề sức khỏe sau đó.
Kể từ thông báo đàn áp của chính phủ, Langweixian xóa hầu hết video ăn uống vô độ của mình.
Tuy nhiên, TS Mark Wang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc đương đại và GS địa lý tại Đại học Melbourne, cho rằng văn hóa tiêu thụ thực phẩm quá mức ở Trung Quốc khó có thể bị luật pháp ngăn chặn.
“Người Trung Quốc quan niệm cuộc sống xa hoa là phải ngập tràn thức ăn. Nếu muốn mời khách, chủ nhà phải làm thật nhiều món để thể hiện thiện chí. Tôi không chắc luật có thể thay đổi hành vi của từng cá nhân hay không”, ông nói.
Khó tồn tại
Đối với vlogger chuyên làm clip mukbang, sau khi luật chống lãng phí thực phẩm được ban hành, một số chuyển sang uống nhiều rượu để thu hút sự chú ý.
Không ít influencer như Tizi không ngại ăn những món táo bạo.
Tháng 5 năm ngoái, Zou, vlogger ẩm thực kiêm đầu bếp nổi tiếng, bị giam giữ sau khi chia sẻ video quay cảnh chế biến và ăn loài ốc quý hiếm.
Tháng 11 cùng năm, vlogger ẩm thực Mr. Kang bị nhà hàng buffet nướng ở tỉnh Hồ Nam đưa vào danh sách đen vì “ăn quá nhiều”, BBC đưa tin.
Quyết định này được đưa ra sau nhiều lần ăn uống vô độ của Mr. Kang tại đây. Influencer này sau đó phản bác nhà hàng “phân biệt đối xử” với người có thể “ăn nhiều”.
“Đó đâu phải là lỗi của tôi? Tôi không lãng phí chút nào”, anh nói.
Tuy nhiên, chủ nhà hàng khẳng định từng phải nghỉ kinh doanh vì thiệt hại.
“
Mỗi lần vlogger này đến đây, tôi m
Theo luật chống lãng phí thực phẩm mới nhất, thực khách đến nhà hàng có thức ăn thừa quá nhiều cũng sẽ bị tính phí lãng phí với số tiền không xác định.
Trung Quốc phát động “Chiến dịch Dọn sạch đĩa thức ăn” vào năm 2013 để hạn chế các bữa tiệc và chiêu đãi xa hoa của quan chức. Kể từ đó, những ý tưởng chống lãng phí được thúc đẩy.
Theo Hu Xingdou, nhà kinh tế chính trị độc lập ở Bắc Kinh, nhận thức của cộng đồng được cải thiện ở mức độ nào đó, nhưng lãng phí thực phẩm vẫn là thách thức lớn.
“Đặt món quá nhiều thường là cách thể hiện sự hào phóng đối với đối tác kinh doanh và khách. Khi chủ nghĩa tiêu dùng gia tăng trong những năm gần đây, một số người phô trương sự giàu có bằng cách đặt thực phẩm vô độ và thích thú khi chia sẻ hình ảnh lên mạng”, ông nói.
Zhang Yuping, nhân viên phục vụ tại nhà hàng pizza ở Bắc Kinh, có cảm xúc lẫn lộn về mùa lễ hội. Đây thường là thời gian quan trọng cho việc kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồng nghĩa với thu nhập tăng, làm việc nhiều giờ hơn và phải xử lý lượng lớn chất thải thực phẩm.
“Tôi rất vui khi thấy khách hàng thoải mái và tận hưởng không khí lễ hội tại nhà hàng. Nhưng tôi cũng đau lòng khi thấy hàng đống đĩa pizza, cánh gà, khoai tây chiên và đồ uống còn sót lại, thậm chí chưa được động đến. Tôi và đồng nghiệp phải mất thêm hàng giờ để dọn dẹp. Lượng chất thải rất kinh khủng”, anh nói.
ất vài trăm nhân dân tệ. Khi thì anh ta uống 20-30 chai sữa đậu nành, lúc ngốn cả khay thịt lợn. Còn đối với tôm, thông thường người ta dùng kẹp để gắp, anh ta lại dùng khay để lấy”, người này than thở.
Nhà hàng sau đó còn cấm cửa tất cả vlogger ẩm thực.
Theo luật chống lãng phí thực phẩm mới nhất, thực khách đến nhà hàng có thức ăn thừa quá nhiều cũng sẽ bị tính phí lãng phí với số tiền không xác định.
Trung Quốc phát động “Chiến dịch Dọn sạch đĩa thức ăn” vào năm 2013 để hạn chế các bữa tiệc và chiêu đãi xa hoa của quan chức. Kể từ đó, những ý tưởng chống lãng phí được thúc đẩy.
Theo Hu Xingdou, nhà kinh tế chính trị độc lập ở Bắc Kinh, nhận thức của cộng đồng được cải thiện ở mức độ nào đó, nhưng lãng phí thực phẩm vẫn là thách thức lớn.
“Đặt món quá nhiều thường là cách thể hiện sự hào phóng đối với đối tác kinh doanh và khách. Khi chủ nghĩa tiêu dùng gia tăng trong những năm gần đây, một số người phô trương sự giàu có bằng cách đặt thực phẩm vô độ và thích thú khi chia sẻ hình ảnh lên mạng”, ông nói.
Zhang Yuping, nhân viên phục vụ tại nhà hàng pizza ở Bắc Kinh, có cảm xúc lẫn lộn về mùa lễ hội. Đây thường là thời gian quan trọng cho việc kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồng nghĩa với thu nhập tăng, làm việc nhiều giờ hơn và phải xử lý lượng lớn chất thải thực phẩm.
“Tôi rất vui khi thấy khách hàng thoải mái và tận hưởng không khí lễ hội tại nhà hàng. Nhưng tôi cũng đau lòng khi thấy hàng đống đĩa pizza, cánh gà, khoai tây chiên và đồ uống còn sót lại, thậm chí chưa được động đến. Tôi và đồng nghiệp phải mất thêm hàng giờ để dọn dẹp. Lượng chất thải rất kinh khủng”, anh nói.