Đẳng cấp phải được thử bằng trò mạo hiểm
Hiện nay, nhiều bạn trẻ Hà Nội, TP.HCM vì thích mạo hiểm lao vào thú chơi xe trượt điện (ván trượt Hoverboard). Thú chơi trượt điện được giới trẻ ví như thước đo của sự đẳng cấp, trượt điện càng đắt tiền càng được săn lùng.
Nhưng họ không nghĩ đến việc, sẽ gặp chướng ngại vật ngã ra đường, dễ bị chấn thương phần mềm, gãy chân tay hoặc có thể chấn thương sọ não dẫn đến tử vong.
Mặc dù trượt điện đã bị cấm sử dụng ở rất nhiều nước nhưng ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ lao vào thú chơi này không phải vì sở thích, niềm đam mê mà với họ, càng mạo hiểm càng khẳng định đẳng cấp của mình. Để có được tiền mua chiếc xe này, nhiều bạn trẻ đã phải lừa tiền bố mẹ, thậm chí vay bạn bè.
Khi được hỏi về thú chơi đầy tính mạo hiểm này, Quang Chất (22 tuổi, Hà Nội) một tín đồ chuyên đi “săn lùng” xe trượt điện cho biết: “Thấy một vài người “phiêu” trên những chiếc xe nhấp nháy rồi thỏa sức phi trên đường khiến mình khá tò mò.
Sau một lần được “cưỡi” thử phượt điện, mình thấy vô cùng phấn khích, cảm giác như đang “lướt sóng” thế nên, mình với một vài người bạn quyết định mỗi đứa sẽ sắm một chiếc để gia nhập đội những người ưa khám phá, mạo hiểm”.
|
Trò chơi này đang thu hút nhiều bạn trẻ. |
Theo chia sẻ của Chất, để mua được chiếc xe này không hề đơn giản chút nào. Giá của mỗi chiếc phượt điện dao độngt ừ 5-7 triệu đồng, thậm chí có những chiếc rất “chát” ngang ngửa với chiếc xe máy bình dân. Từ đó, Chất bắt đầu công việc để mạo hiểm và “lên đai”.
Thấy nhóm Quang Chất tinh nghịch, nắm tay nhau chạy khắp phố thì nhóm khác cũng “đú” theo, tạo ra những màn trình diễn táo bạo hơn, họ nối đuôi nhau tạo thành một đoàn tàu lúc đứng, lúc ngồi.
“Sau một thời gian, chúng tôi càng mê với trò chơi này, thậm chí nghỉ học để đua với nhau xem ai đẳng cấp hơn”. Tuy nhiên, xe chạy bằng điện, tốc độ lên tới 20 km/giờ mà không có tay nắm, người điều khiển không được trang bị đồ bảo hộ (bao gối chân, khuỷu tay, mũ bảo hiểm) thì rất nguy hiểm khi gặp chướng ngại vật ngã ra đường… Chất nói.
Nguy hiểm cháy nổ, tai nạn rình rập
Theo tìm hiểu của PV, món hàng được rao bán khá phổ biến trên mạng internet với mức giá từ 5 -10 triệu đồng tùy loại. Gần như toàn bộ hoverboard được bán tại Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc, được nhập về như một món đồ chơi công nghệ.
Liên hệ đến số điện thoại 0914352xxx- đường dây nóng của một shop chuyên bán đồ công nghệ trên mạng, PV được một người đàn ông tên Tuấn tiếp thị, trượt điện Hoverboard (hay còn gọixe điện tự cân bằng) chính hãng OKISA bán rất chạy.
“Xe điện tự cân bằng đang là thiết bị đồ chơi công nghệ, xu hướng của thời đại, nó còn có ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày. Hiện chúng tôi đang chờ lô hàng mới về, chúng tôi nhiều khi không đủ hàng để cung cấp cho khách", anh Tuấn quảng cáo.
Trước xu hướng giới trẻ “điên đảo” với xe trượt điện, TS. Vật Lỹ Nguyễn Văn Khải cho rằng, thú chơi này vô cùng nguy hiểm.
“Theo tôi tìm hiểu, nếu xe chạy bằng điện, tốc độ lên tới 20 km/giờ mà không có tay nắm, người điều khiển thì rất dễ gặp tai nạn khi người chơi không kiểm soát được “tốc độ” cũng như độ bền của pin. Theo tôi, mối nguy hiểm nhất từ trượt điện hoverboard giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc là những sự cố mạch điện, có thể gây cháy nổ”.
“Truyền thông thế giới đã đưa ra nhiều cảnh báo từ sản phẩm này. Xe trượt hoverboard ẩn chứa hiểm họa cháy nổ và đã xảy ra tại nhiều nước như Mỹ, Úc... Tại Mỹ, sản phẩm này đã được liệt vào dòng sản phẩm này vào đồ chơi gây nguy hiểm và từ chối vận chuyển. TS. Khải dẫn chứng.
Trao đổi với PV, BS. Chu Thanh Hương (bệnh viện Đại học Y Hà Nội) khuyến cáo, không ai đoán được những hiểm nguy nào có thể xảy ra trong quá trình chơi các trò mạo hiểm.
Người chơi cần tự biết giới hạn của cơ thể, những bệnh lý hoặc khiếm khuyết để tránh tham gia những trò chơi không phù hợp.
Với những trò chơi mạo hiểm nói chung ở các khu vui chơi giải trí cũng như tự phát trong giới trẻ thì những người người cao huyết áp, bệnh tim… sẽ rất nguy hiểm, nếu bị ngã thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Mời quý độc giả xem video Trào lưu Suffle dance (nguồn Youtube):