Chuyện con cái ăn uống không phải là chuyện của riêng gia đình nào. Bất cứ ai làm cha làm mẹ đều trải qua quá trình lo cho con, dạy con cách ăn uống. Nhưng có lẽ đôi khi nếu nuông chiều con quá mức sẽ khiến con chểnh mảng chuyện ăn mà tập trung vào đồ công nghệ hoặc những thứ xung quanh.
Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ câu chuyện về hình ảnh bắt gặp khi đi ăn phở. Người này viết: "PHỞ...thứ quà sáng mà đối cả với hững người đã đi làm, đã độc lập về kinh tế thì vẫn là thứ ăn vặt sáng xa xỉ.
Vào ăn bát phở thì ngồi cạnh 1 gia đình nọ có đứa con cỡ lớp 4 lớp 5 gì đó. Tay cầm điện thoại tay còn lại thi thoảng chọc chọc mấy sợi phở đưa lên mồm. Ngồi 30 phút sau đứng dậy " con no rồi về thôi ạ ". Mình ngó sang thì bát phở còn gần như nguyên vậy. Nom có tiếc không chứ mà bố mẹ nó chẳng nói gì.
|
Ảnh minh họa. |
Ừ thì mình cũng bao đồng, nhiều chuyện đi. Ăn hết hay ăn thế nào là việc của người ta tiền của người ta. Nhưng nhìn cũng sót xa thay vì bát gần như nguyên, ăn được mấy đâu".
Đi ăn phở nhìn thấy hình ảnh bàn bên cạnh khó chấp nhận, anh chàng lên mạng than thở, phản ứng bất ngờ của dân mạng
Tuy nhiên, người này cho rằng, thực tế còn rất nhiều người họ không có mà ăn hay phải bới tìm thùng rác để kiếm cái bỏ bụng. Vậy mà tại sao chúng ta không dạy bảo con chúng ta biết trân quý đồng tiền, hạt gạo?
"Ừ nó trẻ con không có biết gì sâu xa mình chả chắc được, nhưng thấy con mình sai trái mà động thái phụ huynh tỉnh bơ thì là hỏng bét rồi. Đúng là đứa trẻ ra sao thì nó là tấm gương phản ánh cha mẹ chúng", người này cho hay.
Tuy nhiên, câu chuyện của cư dân mạng này lại bị dân mạng nhìn nhận ở góc độ khác. Bởi nhiều người cho rằng có thể suất phở không hợp khẩu vị có đứa trẻ.
Một người bình luận: "Thế người ta ăn vậy no rồi bắt ăn bằng hết hay gói mang về. Như mình bình thường sức ăn không hết bát phở tô mì nên lúc nào nhớ thì bảo người ta cho ít thôi. Chứ không nhớ đành bỏ lại, cố sức ăn quá giới hạn nôn ra bằng sạch còn tệ hơn à. Đạo lí kiểu gì vậy".
Có người nêu quan điểm: "Lỗi tại bố mẹ, biết con ăn nhiều thì dặn người ta làm nửa so với bình thường thôi. Tạo thói quen xấu cho trẻ là không tốt chứ tao cũng chả muốn nói tới những thứ đạo lí xa xôi".
"Kệ người ta đi, việc đó là của gia đình người ta, quan tâm làm gì cho mệt rồi so sánh, nêu này nọ", một người khuyên.