Bánh chưng: Vừa là thuốc bổ vừa là thuốc độc

Google News

Bánh chưng có vị ngọt, thơm, tính ấm, tác dụng bổ tỳ vị. Gạo nếp có thể dùng để chữa bệnh nôn mửa, tăng tiết sữa, chống tiêu chảy...

Bánh chưng là vị thuốc chữa bệnh
Ví như đậu xanh có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng... Người xưa thường dùng đậu xanh để phòng các bệnh viêm nhiệt hoặc giải độc tố trong người rất tốt. Đậu xanh là gia vị làm nhân chủ yếu của bánh chưng.
Hay như lá dong gói bánh chưng, với vị ngọt, tính hơi hàn, tác dụng giải nhiệt độc, lương quyết, lợi tiểu. Lá dong có thể dùng để chữa say rượu, chữa ngộ độc, chữa vết thương, rối loạn tiêu hóa...
Banh chung: Vua la thuoc bo vua la thuoc doc
 
Ngoài ra, thịt lợn và các gia vị làm thơm như hạt tiêu, thảo quả trong bánh chưng cũng là những vị thuốc dân gian quen thuộc.
Cụ thể, thịt lợn có tác dụng tư âm nhuận táo, là nguồn cung cấp chất đạm không thể thiếu cho mọi lứa tuổi.
Còn mỡ lợn có tác dụng bổ hư nhuận táo, chữa trị được chứng ho khan, táo bón, khô da, nứt nẻ da... Mỡ lợn nguồn cung cấp chất béo - chất đóng vai trò rất quan trọng về hình thành phát triển của hệ thần kinh, nội tiết tố, sinh dục. Ngoài ra, chất béo còn giúp hòa tan hấp thu chuyển hóa các vitamin A, D, E, K...
Hạt tiêu trong nhân bánh chưng và đặc biệt là hoạt chất oleoresin trong hạt tiêu có các tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, làm tăng quá trình đông máu do làm tăng nhanh sự hoạt hóa thrombin và giảm tỷ lệ heparin trong hệ đông máu.
Dùng hạt tiêu ở liều nhỏ có tác dụng tăng tiết dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, tăng nhu động ruột, tống hơi trong ruột ra ngoài, giúp ăn ngon. Liều cao có tác dụng kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiết niệu. Ngoài ra còn có tác dụng diệt ký sinh trùng, đuổi các sâu bọ.
Hành có tác dụng giải biểu, sát trùng, thông dương... ngăn ngừa chứng bụng đầy chậm tiêu, viêm nhiễm đường ruột, cảm cúm nhức mỏi, bí tiểu tiện, ngừa tai biến do huyết ứ...
Sự kết hợp của các nguyên liệu đó khiến chiếc bánh chưng trở thành một món ăn-vị thuốc dân gian vừa giản dị, vừa độc đáo.
Những ai không nên ăn nhiều bánh chưng?
Béo hoặc béo phì: Những người thừa cân chỉ nên ăn rất ít bánh chưng, vì loại bánh này rất giàu năng lượng, nhiều tinh bột. Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh béo phì không nên ăn bánh chưng, bánh tét, nhất là bánh chưng rán vì nó nhiều chất béo.
Bị bệnh thận: Người mắc bệnh thận kèm theo các triệu chứng như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc tăng mỡ máu thì cần tránh xa bánh chưng, bánh tét vì nó rất nhiều chất béo.
Việc ăn bánh chưng kèm dưa hành, thịt đông lại càng nguy hiểm, vì dưa hành chứa hàm lượng muối cao, còn 2 loại thực phẩm kia thì nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.
Bị đau dạ dày: Gạo nếp và đỗ xanh – 2 nguyên liệu chủ đạo trong bánh chưng, bánh tét lại không tốt cho người đau dạ dày, vì 2 nguyên liệu này tạo hơi, khiến người bệnh đầy bụng, khó chịu, ợ chua, khó tiêu...
Bị mụn nhọt: Người bị mụn nhọt nên ăn ít bánh chưng vì loại bánh này là đồ nếp gây nóng trong, làm nặng hơn tình trạng mụn nhọt.
Mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch: Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch cần tuân theo một chế độ ăn uống để ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trong bánh chưng lại chứa một hàm lượng dinh dưỡng cao, dồi dào năng lượng, giàu chất đạm động vật và thực vật, nhiều chất béo... gây ảnh hưởng không tốt tới tim mạch và huyết áp.
Mắc bệnh tiểu đường: Bánh chưng, bánh tét cung cấp nhiều chất bột đường từ nếp sẽ chuyển hóa thành đường khi vào cơ thể. Do vậy, người đái tháo đường chỉ nên ăn vừa phải và nên kèm nhiều rau để làm chậm tốc độ hấp thu đường vào cơ thể.
Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.
Theo Infonet

Bình luận(0)