Chị Bùi Thúy Hà (32 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) mang thai lần thứ 2 đã được 6 tháng. Lần mang thai này chị tăng cân không nhiều...
- Chị Bùi Thúy Hà (32 tuổi, ở Ba Đình, Hà Nội) mang thai lần thứ 2 đã được 6 tháng. Lần mang thai này chị tăng cân không nhiều, kể từ lúc mang thai đến khi được 6 tháng mới tăng 6kg (lần mang thai đầu, tính đến lúc lên bàn đẻ, chị tăng tới 25kg). Hôm vừa rồi, đi khám thai định kỳ, chị rất ngạc nhiên khi bác sĩ chẩn đoán chị bị tiểu đường thai nghén, yêu cầu phải theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng.
|
Ảnh minh họa. |
Lời bàn: Theo BS Lê Quang Hồng, Trung tâm Tư vấn 1088, khi người phụ nữ mang thai, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormon (nội tiết) làm giảm hoạt động của insuline. Vì vậy, tỷ lệ đường máu trong cơ thể một số thai phụ sẽ tăng lên.
Thông thường, để bù đắp sự thiếu hụt này, cơ thể sẽ sản xuất thêm insuline. Tuy nhiên, ở một số thai phụ, lượng insuline bổ sung không đủ để làm giảm thiểu lượng đường máu, bệnh tiểu đường khi đó sẽ xuất hiện và được gọi là tiểu đường thai nghén. Đặc điểm của tiểu đường thai nghén là sau khi sinh con, bệnh sẽ biến mất một cách tự nhiên.
Tiểu đường thai nghén cũng không có gì đáng ngại nếu phát hiện sớm, theo dõi chặt chẽ. Chỉ có điều, đừng lầm tưởng chỉ người béo, tăng cân nhiều mới bị tiểu đường thai nghén nên chủ quan.
H.Hương (ghi)
[links()]