Văn kiện Đảng: Để dân đóng góp thực chất, Đảng thực tâm tiếp thu

Google News

Quan trọng nhất là người dân có thực tâm góp ý không? Đảng có thực sự là muốn tiếp thu hay không?

Từ ngày 19/10, toàn bộ dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để xin ý kiến đóng góp của nhân dân. Bằng nhiều hình thức như: thảo luận, góp ý kiến trực tiếp tại hội nghị lấy ý kiến nhân dân, sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội thảo, tọa đàm khoa học hoặc thông qua hệ thống thư góp ý.
Việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quan trọng nhất là người dân có thực tâm góp ý không? Đảng có thực sự là muốn tiếp thu hay không? và cần có phương pháp khoa học để thu góp được ý kiến, trí tuệ từ nhân dân.
Van kien Dang: De dan dong gop thuc chat, Dang thuc tam tiep thu
 Đại biểu Dương Quang Thành
Đại biểu Dương Quang Thành, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: "Để tiếp thu được nhiều ý kiến của nhân dân thì các chi bộ, đặc biệt là các địa phương phải phổ biến, quán triệt đến từng chi bộ, từng đảng viên vận động người dân nghiên cứu góp ý. Từ thực tiễn công tác, từ thực tiễn đời sống của mình thì người dân hơn ai hết hiểu được những đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua đã ứng dụng như thế nào, đã đi vào cuộc sống như thế nào. Qua đó, góp ý, tiếp thu các ý kiến cho việc sửa đổi các văn kiện của Đại hội XIII tốt hơn".
Van kien Dang: De dan dong gop thuc chat, Dang thuc tam tiep thu-Hinh-2
 Đại biểu Lê Thanh Vân
Để tránh việc góp ý hình thức, theo đại biểu Lê Thanh Vân, đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi dự thảo văn kiện, tuyên truyền cho nhân dân thấy rõ vai trò quan trọng của văn kiện và thấy rõ trách nhiệm của mỗi người dân với sự phát triển của đất nước. Theo đại biểu, với thời gian góp ý chỉ trong 20 ngày, rất cần tóm lược những điểm nhấn trọng tâm, cơ bản về các nội dung sát sườn để người dân có thể tiếp cận, nắm bắt nhanh nhất, góp ý đúng bản chất vấn đề.
"Phải phân loại ra các nội dung nào gần gũi nhất, quan trọng nhất đối với đời sống kinh tế -xã hội của đất nước, để chia thành các nhóm vấn đề lấy ý kiến nhân dân, để giúp cho việc tổng hợp, tập hợp. Hệ thống tổng hợp ý kiến nhân dân phải hoạt động thật mạnh mẽ, đó là tập hợp các khâu từ cơ sở đến Trung ương, phải có một cách thức phù hợp. Làm sao cập nhật thường xuyên ý kiến đóng góp, trong đó có phân loại ra những ý kiến gắn với văn kiện:"- Đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm.
Qua thực tiễn các đợt lấy ý kiến nhân dân cho thấy, nhiều trường hợp người dân không trực tiếp góp ý kiến vào văn kiện mà góp ý kiến vào sự lãnh đạo, điều hành hiện tại của chính quyền địa phương hoặc chính quyền các cấp. Với những góp ý này rất cần tập hợp, nắm bắt tinh thần để phân loại, khái quát lên thành những luận điểm, quan điểm để bổ sung vào văn kiện. Theo đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, thời gian góp ý 20 ngày không phải là vấn đề lớn, khi những điểm chính yếu của văn kiện đã được phổ biến đến nhân dân trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên để có được sự góp ý thực chất cần sự thực tâm của nhân dân và một bộ lọc cầu thị của Đảng.
Van kien Dang: De dan dong gop thuc chat, Dang thuc tam tiep thu-Hinh-3
 Đại biểu Dương Trung Quốc
"Quan trọng hơn thời gian chính là cách đặt vấn đề, cách tiếp thu vấn đề. Ai góp ý cũng muốn điều góp ý được thể hiện trong văn kiện, tất nhiên đấy chỉ là ý mong muốn thôi, quan trọng là bộ lọc phải thực sự thành tâm, chứ không phải là hình thức. Quan trọng nhất là người dân có thực tâm góp ý không, Đảng có thực sự là muốn tiếp thu hay không"- đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Van kien Dang: De dan dong gop thuc chat, Dang thuc tam tiep thu-Hinh-4
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thì cho rằng, phương pháp thu nhận, tổng hợp ý kiến, đóng góp của nhân dân rất quan trọng, đòi hỏi phải thật bài bản, khoa học, cẩn trọng.
"Bây giờ quan trọng nhất là phải làm sao để cho người dân người ta nói. Xong rồi người ta nói thật. Và một điều nữa là khi người dân nói ra thì đảng phải tiếp nhận cho được ý kiến đó. Đây là những vấn đề phụ thuộc vào lòng yêu nước, phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, phụ thuộc vào phương pháp làm việc, cách thức tổ chức, trong đó tôi tin rằng, người dân Việt Nam của chúng ta hiện bây giờ rất tin Đảng, rất muốn đóng góp ý kiến vào trong văn kiện này. Cho nên vai trò của các bộ phận tổ chức là phải tiếp nhận được một cách hết sức khoa học, hết sức thẳng thắn chân tình thì mới có thể làm được tốt việc này"- đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Thông qua việc công bố, thảo luận, lấy ý kiến thực chất của nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động và ý chí quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo VOV

>> xem thêm

Bình luận(0)