Theo thông tin từ Công an cửa khẩu quốc tế Nội Bài, trường hợp bệnh nhân số 17 Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung “né” được hải quan Nội Bài và các chốt kiểm dịch do cô gái này có 2 hộ chiếu gồm hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Anh.
Khi xuất cảnh và nhập cảnh ở sân bay Nội Bài, cô ấy chỉ dùng 1 hộ chiếu Việt Nam. Khi sang Anh, cô ấy dùng hộ chiếu Anh để đi Pháp, đi Ý. Theo quy chế EU, những người mang quốc tịch nội khối xuất nhập cảnh không cần Visa Strengen và Anh được hưởng quy chế này đến 31/12/2020. Vì vậy, hộ chiếu Anh của bệnh nhân COVID-19 số 17 không cần đóng dấu xuất nhập cảnh khi đi lại giữa các nước châu Âu.
Công an cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ từng trang của hộ chiếu nhưng không phát hiện có con dấu xuất nhập cảnh của Ý. Cùng với việc khai gian tờ khai y tế để vượt qua vòng kiểm dịch của CDC Hà Nội, Nhung đã được giải quyết nhập cảnh bình thường.
|
Hải quan sân bay Nội Bài không phát hiện ra N.H.N từng đến Italia khi nhập cảnh về Việt Nam do cô dùng 2 hộ chiếu |
Sau thông tin trên, dư luận đặt câu hỏi: Tại sao Nguyễn Hồng Nhung có hộ chiếu Anh (quốc tịch Anh)? điều kiện gì để có hộ chiếu Anh?
Bởi lẽ, nước Anh được cho là một trong những quốc gia thuộc diện khó nhập tịch nhất.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề này, một Văn phòng tư vấn du học, định cư & visa ở Hà Nội cho biết: Những trường hợp xin được quốc tịch Anh gồm: Con dưới 18 tuổi có bố hoặc mẹ là người Anh; vợ có chồng là người Anh hoặc chồng có vợ là người Anh.
Về trường hợp của Nguyễn Hồng Nhung có 2 hộ chiếu khi nhập cảnh về Việt Nam và cô gái này cũng đã có quốc tịch Anh, chuyên gia tư vấn cho rằng đây là trường hợp khá phức tạp. Thứ nhất phải xác định được bệnh nhân số 17 Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung đã định cư ở Anh lâu chưa? Trường hợp xác định được định cư từ 5-10 năm ở Anh thì cũng có thể xem xét và được cấp quốc tịch.
Cũng có trường hợp xảy ra bằng cách giả làm vợ/chồng một người có quốc tịch Anh, sau đó xin cấp quốc tịch theo diện vợ/chồng.
Ở trên là những trường hợp thông thường khi xin nhập quốc tịch Anh, còn với trường hợp như bệnh nhân số 17 Covid-19 Nguyễn Hồng Nhung do không có đủ thông tin nên chuyên gia cho biết rất khó để nhận định chính xác nên mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, đối chiếu.
|
N.H.N. đang điều trị bệnh COVID-19 |
Một Công ty tư vấn giáo dục, dịch vụ di trú ở Hà Nội thông tin thêm về thủ tục đăng ký quốc tịch Anh Quốc. Khi đăng ký quốc tịch Anh, mỗi người sẽ có một bối cảnh khác nhau khi làm thủ tục có những người là sinh viên du học nhiều năm, có những người đang đi làm và cũng có người xin theo dạng kết hôn nhưng dù bạn ở Anh theo kiểu nào thì điều kiện chung để đăng ký quốc tịch Anh thường là:
* Trên 18 tuổi
* Hồ sơ lý lịch tư pháp tốt, không phạm tội
* Sẽ tiếp tục sinh sống lâu dài ở Anh
* Đã làm bài thi Kiến thức và cuộc sống của Anh (Knowledge of English and Life in the UK)
* Đã có bằng tiếng Anh
* Sống ở Anh ít nhất 5 năm trước khi làm đơn. Với những người theo diện visa kết hôn thì thời hạn phải ít nhất là 3 năm.
* Thời gian ra khỏi Anh không quá 450 ngày trong vòng 5 năm gần nhất (270 ngày trong 3 năm với người xin visa theo diện kết hôn)
* Trong 12 tháng cuối, không được ra khỏi Anh Quốc quá 90 ngày
Đã có trong tay visa vĩnh viễn - Indefinite Leave to Stay và thời gian có visa phải hơn 12 tháng
*Không vi phạm luật nhập cư khi ở Anh.
Đáp ứng được những điều kiện trên thì làm đơn có thể gửi qua bưu điện và gửi kèm hộ chiếu và giấy tờ của bạn để xin được cấp quốc tịch Anh Quốc. Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ xét duyệt, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
>>> Xem thêm clip: Người thứ 39 mắc COVID-19 là hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội