Di tích Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN nằm ở thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ, Quảng Trị). Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập (6/1969), nhất là sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/01/1973), Chính phủ đã quyết định chọn vùng đất thuộc thôn Tây Hoà (nay là thị trấn Cam Lộ), huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị làm nơi đặt và xây dựng trụ sở làm việc.Tấm bia ghi lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.Chiếc xe dùng để đi lại của lãnh đạo Chính phủ cách mạng lâm thời vẫn còn được trưng bày ngay trước cổng di tích.Căn phòng nơi làm việc và tiếp khách của Chủ tịch hội đồng cố vấn Nguyễn Hữu Thọ và bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thị Bình thời bấy giờ.Căn phòng chính của khu di tích, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được gắn trên tường. Tất cả những chi tiết còn lại như bục gỗ, lọ hoa, các chậu cây, thảm hoa cùng với các loại thảm đỏ, thảm cói đều được bố trí gần như nguyên trạng.Tòa nhà Chính phủ được chia làm 3 phòng: Chính giữa là phòng giao tế, nơi tổ chức các đại lễ ngoại giao. Đặc biệt, tại đây ngày 6/6/1973, Chính phủ CMLT đã làm lễ ra mắt nhân dân trước sự chứng kiến của đông đảo phóng viên, báo chí, trong và ngoài nước. Đại biểu của 19 nước anh em đã tới dự, làm lễ trình Quốc thư. Cũng tại nơi đây, vào cuối năm 1973, lãnh đạo các nước anh em, trong đó có đồng chí Fidel Castro – Chủ tịch Đảng Cộng sản Cuba, đồng chí Jorger Marsel – Bí thư Đảng Cộng sản Pháp đã đến thăm và cổ vũ nhiệt tình cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.Tấm bia ghi lại khu vực địa điểm nhà ăn của các thành viên Chính phủ. Rất tiếc do sự tàn phá thiên tai, khu vực này chỉ còn dấu tích nền móng cũ.Khu di tích Trụ sở Chính phủ CMLT CHMNVN tại Cam Lộ, Quảng Trị mãi mãi là biểu tượng cho khát vọng và quyết tâm giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn của tuyến du lịch dọc Đường 9 và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau. Với tầm quan trọng và ý nghĩa đó, vào năm 1991 di tích được Bộ Văn hóa TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia.>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24)
Di tích Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN nằm ở thị trấn Cam Lộ (huyện Cam Lộ, Quảng Trị). Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập (6/1969), nhất là sau khi Hiệp định Pari được ký kết (27/01/1973), Chính phủ đã quyết định chọn vùng đất thuộc thôn Tây Hoà (nay là thị trấn Cam Lộ), huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị làm nơi đặt và xây dựng trụ sở làm việc.
Tấm bia ghi lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Chiếc xe dùng để đi lại của lãnh đạo Chính phủ cách mạng lâm thời vẫn còn được trưng bày ngay trước cổng di tích.
Căn phòng nơi làm việc và tiếp khách của Chủ tịch hội đồng cố vấn Nguyễn Hữu Thọ và bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thị Bình thời bấy giờ.
Căn phòng chính của khu di tích, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được gắn trên tường. Tất cả những chi tiết còn lại như bục gỗ, lọ hoa, các chậu cây, thảm hoa cùng với các loại thảm đỏ, thảm cói đều được bố trí gần như nguyên trạng.
Tòa nhà Chính phủ được chia làm 3 phòng: Chính giữa là phòng giao tế, nơi tổ chức các đại lễ ngoại giao. Đặc biệt, tại đây ngày 6/6/1973, Chính phủ CMLT đã làm lễ ra mắt nhân dân trước sự chứng kiến của đông đảo phóng viên, báo chí, trong và ngoài nước. Đại biểu của 19 nước anh em đã tới dự, làm lễ trình Quốc thư. Cũng tại nơi đây, vào cuối năm 1973, lãnh đạo các nước anh em, trong đó có đồng chí Fidel Castro – Chủ tịch Đảng Cộng sản Cuba, đồng chí Jorger Marsel – Bí thư Đảng Cộng sản Pháp đã đến thăm và cổ vũ nhiệt tình cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Tấm bia ghi lại khu vực địa điểm nhà ăn của các thành viên Chính phủ. Rất tiếc do sự tàn phá thiên tai, khu vực này chỉ còn dấu tích nền móng cũ.
Khu di tích Trụ sở Chính phủ CMLT CHMNVN tại Cam Lộ, Quảng Trị mãi mãi là biểu tượng cho khát vọng và quyết tâm giành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn của tuyến du lịch dọc Đường 9 và là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau. Với tầm quan trọng và ý nghĩa đó, vào năm 1991 di tích được Bộ Văn hóa TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24)