Sửa xét nghiệm COVID-19 thành dương tính: Hậu quả của sống ảo

Google News

Đến phòng khám đa khoa tư nhân để làm xét nghiệm COVID-19, mặc dù xét nghiệm cho kết quả âm tính với virus SAR-CoV-2 nhưng nam thanh niên đã tử sửa lại thành dương tính với mục đích để "khoe" trên mạng xã hội.

Công an tỉnh Ninh Bình vừa phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Ninh Bình triệu tập Nguyễn Văn Tú (28 tuổi, ở xã Gia Vân, huyện Gia Viễn) để làm rõ hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
Cơ quan chức năng đã xử phạt Tú 7,5 triệu đồng, buộc gỡ bỏ các nội dung đăng tải bịa đặt, gây hoang mang dư luận.
Sua xet nghiem COVID-19 thanh duong tinh: Hau qua cua song ao
 Nguyễn Văn Tú bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.
Theo đó, Nguyễn Văn Tú đến Phòng khám đa khoa tư nhân An Phát ở thị trấn Me, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) làm xét nghiệm COVID-19, xét nghiệm cho kết quả âm tính.
Sau khi lấy giấy xác nhận, Tú đã dùng phần mềm chỉnh sửa kết quả từ âm tính thành dương tính với SAR-CoV-2 rồi chụp ảnh đăng lên nhiều nhóm trên mạng xã hội Zalo.
Thông tin này sau đó lan truyền rộng rãi gây tâm lý bất an cho người dân địa phương, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Ninh Bình.
Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, anh Tú thừa nhận hành vi chỉnh sửa kết quả xét nghiệm, lý giải "nhằm trêu đùa các thành viên trong nhóm".
Theo chuyên gia tâm lý TS. Nguyễn Tùng Lâm - Nguyên Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: Trước việc dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp, nhiều ca mắc mới trên cả nước, có những ca mắc trong cả cộng đồng mà chưa rõ nguồn lây. Đáng buồn hơn là số ca tử vong do COVID-19 ngày càng tăng cao.
Đáng lẽ ra, việc bản thân không mắc COVID-19 mới là một điều tốt lành. Nhưng nam thanh niên trên lại tự sửa kết quả xét nghiệm từ âm tính, thành dương tính rồi "khoe" lên mạng xã hội thì rất đáng bị xử lý.
Sua xet nghiem COVID-19 thanh duong tinh: Hau qua cua song ao-Hinh-2
 TS. Nguyễn Tùng Lâm.
Việc làm này xuất phát từ tâm lý "sống ảo" của nhiều bạn trẻ hiện nay. Họ thích được mọi người biết đến, thích được nhiều người quan tâm, nổi tiếng... nên họ sẵn sàng dùng mọi cách để thu hút sự chú ý của người khác. Từ việc hôm nay ăn cái gì, làm việc gì, đi những đâu, ốm đau nhẹ... nhiều người đều sẵn sàng đăng lên mạng xã hội.
Có thể, khi đăng tải những thông tin đó, họ không có mục đích, hay tư lợi bất chính nào. Nhưng từ những điều được chia sẻ, dễ gây ra những hiểu nhầm, bàn tán, gây hoang mang dư luận, thậm chí để lại những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Gần đây có thể kể đến những vụ việc tương tự như "một hotgirl khoe được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mà không phải đăng ký... nhờ ông ngoại", "cô gái lang thang khắp Hà Nội giữa lúc giãn cách xã hội nhờ... thẻ đỏ quyền lực của ba", "một bác sĩ rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ sắp sinh"... và còn rất nhiều vụ việc khác.
Những thông tin trên khi được "khoe" lên mạng xã hội đã để lại nhiều ý kiến trái chiều, đa phần là bức xúc, phẫn nộ. Gây hiểu nhầm cho nhiều người dân, ảnh hưởng đến uy tín của một số cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Chỉ khi chủ nhân của những bài viết đó bị xử phạt và thừa nhận mình đăng tải thông tin không đúng sự thật, người dùng mạng xã hội mới vỡ lẽ ra là mình đã bị lừa.
"Hiện nay một bộ phận không nhỏ giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những video không lành mạnh trên mạng xã hội như: một thanh niên nào đó đốt xe; nấu cháo gà nguyên lông... những video đó gây ra sự phản cảm, nhưng lại kích thích tính tò mò của nhiều người, nhất là trẻ vị thành niên. Điều này ảnh hưởng sấu đến tư duy, suy luận đúng sai của giới trẻ" - TS. Lâm nói.
>>> Mời quý độc giả xem video: Xử phạt nam thanh niên đăng tin sai sự thật về dịch COVID-19

Nguồn: THVL


Hiểu Lam - Văn Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)