“Nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị hiện nay là do quá trình phát triển đô thị, xây dựng nhiều dãy phố, dãy nhà cũng như do hệ thống thoát nước khi mưa lớn chưa đảm bảo ở nhiều đô thị. Tôi mong muốn thời gian tới có nhiều ao hồ vừa là cảnh quan vừa là nơi tích trữ nước, giữ nước khi mưa lớn, chống tràn, ngập úng ở các đô thị”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận).“Cần làm rõ thời điểm có thể quy định cấm hoặc hạn chế, đánh thuế phí cao đối với việc sử dụng rác thải nhựa, đặc biệt là trong các sinh hoạt, tiêu dùng”, Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) nêu ý kiến khi chất vấn. “Bộ trưởng nói, việc hơn 1.000 hồ chứa nước xuống cấp trầm trọng do kỹ thuật kém, kinh phí thiếu…thời gian tới sẽ rà soát, nâng cấp, sửa chữa. Tôi chưa đồng tình, hiện tại còn 1.645 hồ đập, thủy lợi nhỏ xuống cấp trầm trọng, thiếu khả năng xả lũ. Đề nghị Bộ trưởng cần có giải pháp căn cơ”, Đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang).“Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Hoạt động lấn biển và khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn tới môi trường biển, nhất là tác động của dòng chảy dọc và ngang, dẫn tới khả năng xói lở bờ biển”, Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương).“Việt Nam có trữ lượng đất hiếm tương đối lớn, như bauxite khoảng 5,8 tỷ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn, đặc biệt là đất hiếm đạt khoảng 30 triệu tấn. Việc khai thác, chế biến cần tính đến chế biến sâu, tinh trong nước, phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, nhất là công nghiệp chip bán dẫn, hướng tới xuất khẩu. Muốn vậy, cần chuyển giao công nghệ”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình).“Trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế khi chưa đáp ứng đủ điều kiện cần thiết nếu triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường”, Đại biểu Trần Kim Yến (TPHCM).“Hiện Bộ TN&MT là cơ quan soạn thảo đã trình Chính phủ để trình Quốc hội về dự thảo Luật Địa chất khoáng sản để phân loại nhóm khoáng sản, không để quản lý đất, sỏi, đá khắt khe như khoáng sản, kim loại quý”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hoà Bình).“Qua thanh tra cho thấy, các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không đảm bảo điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bộ sẽ xử lý nghiêm các sai phạm, chuyển sang cơ quan chức năng điều tra”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) về tình trạng khai thác tài nguyên trái phép.“Trong số 6.750 hồ thủy lợi có hơn 1.000 hồ đã được xây dựng từ lâu, do đó, nguy cơ về an toàn hồ đập là có thực. Việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo cần nguồn lực rất lớn”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu ý kiến khi trả lời đại biểu Đoàn Thị Hảo (Thái Nguyên).“Liên quan đến các “dòng sông chết”, theo trả lời của Bộ trưởng, các dòng sông bị ô nhiễm đi qua nhiều tỉnh và có mức độ xả thải lớn. Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường khi để xảy ra trình trạng xả thải, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.”, Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) tranh luận Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh. “Vấn đề đấu giá khai thác khoảng sản là nguyên tắc cơ bản trong cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản. Vấn đề này được thực hiện như thế nào? Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ định hướng hoàn thiện chế định đấu giá quyền khai thác khoáng sản như nào?”, Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu câu hỏi chất vấn.“Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, trong đó Việt Nam lại là quốc gia bị tổn thương nhất. Vấn đề nước chúng ta phải tiếp cận ba chủ thể: số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Chúng ta cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước…”, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nói.“Hiện cả nước chỉ có khoảng 17% nước thải sinh hoạt được xử lý, tỷ lệ rất thấp”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời câu hỏi của đại biểu về tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý.“Khi các dòng sông hay các hồ đập có nguy cơ suy cạn, người dân như ở Tây Nguyên hay một số địa phương khác phải dùng nguồn nước ngầm. Nguy cơ nước ngầm suy cạn là đang hiện hữu và đang có nguy cơ ô nhiễm. Cần giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm”, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu ý kiến. “Tất cả phần trao đổi và báo cáo của Bộ TN&MT không có nội dung nào phân tích về ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, mất an ninh nguồn nước đối với các nhóm dễ bị tổn thương hơn trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số…những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất”, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang).“Hiện nay, sông Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu đang ô nhiễm rất nặng. Sông chết nghĩa là vừa ô nhiễm, vừa không có dòng chảy. Các sông nói trên ô nhiễm nặng chứ không phải dòng sông chết. Vừa qua, Bộ TN&MT cùng các địa phương đã tích cực nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu đã nói như trên.“Vấn đề ngập úng đô thị do san lấp ao hồ, tình trạng này diễn ra phức tạp do một số nguyên nhân như: Tác động của tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, khả năng tiêu thoát nước giảm xuống; công tác quy hoạch chưa đáp ứng được dự báo cũng như đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị; việc triển khai thực hiện quy hoạch và do công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức của người dân còn chưa cao, việc xả rác thải vẫn còn diễn ra... dẫn đến là cản trở dòng chảy thoát nước”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định. “Vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ - Đáy, Nam Định cũng như các tỉnh nằm ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy là những địa phương chịu tác động nặng nề của ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa đạt tiêu chuẩn xả vào. Báo cáo của Bộ TN&MT, nước thải từ đô thị làng nghề, nước thải công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nước thải phát sinh, trong khi đó tỷ lệ nước thải thu gom đạt tỷ lệ thấp. Đề nghị nêu rõ đánh giá về tình trạng nơi nào xả thải càng nhiều, việc xử lý nước thải càng ít? Tình trạng đô thị xả thải, nông thông gánh chịu ô nhiễm?”, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nêu ý kiến. “Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thành lập Đề án về bảo vệ lưu vực sông. Trong Đề án nhấn mạnh đến đảm bảo an ninh nguồn nước, trách nhiệm của các địa phưng trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc thành lập Tổ chức lưu vực sông phải hiệu quả nên rất cần sự phối hợp của các địa phương... Chủ tịch UBND tỉnh phải là thành viên của Tổ chức lưu vực sông, với trách nhiệm chỉ đạo, điều hành địa phương đảm bảo an ninh nguồn nước, sử dụng nguồn nước có hiệu quả và bảo vệ môi trường”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói về bảo vệ lưu vực sông. Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) trao đổi bên hành lang Quốc hội về những vấn đề quan tâm tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
“Nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị hiện nay là do quá trình phát triển đô thị, xây dựng nhiều dãy phố, dãy nhà cũng như do hệ thống thoát nước khi mưa lớn chưa đảm bảo ở nhiều đô thị. Tôi mong muốn thời gian tới có nhiều ao hồ vừa là cảnh quan vừa là nơi tích trữ nước, giữ nước khi mưa lớn, chống tràn, ngập úng ở các đô thị”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận).
“Cần làm rõ thời điểm có thể quy định cấm hoặc hạn chế, đánh thuế phí cao đối với việc sử dụng rác thải nhựa, đặc biệt là trong các sinh hoạt, tiêu dùng”, Đại biểu Lê Quân (Hà Nội) nêu ý kiến khi chất vấn.
“Bộ trưởng nói, việc hơn 1.000 hồ chứa nước xuống cấp trầm trọng do kỹ thuật kém, kinh phí thiếu…thời gian tới sẽ rà soát, nâng cấp, sửa chữa. Tôi chưa đồng tình, hiện tại còn 1.645 hồ đập, thủy lợi nhỏ xuống cấp trầm trọng, thiếu khả năng xả lũ. Đề nghị Bộ trưởng cần có giải pháp căn cơ”, Đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang).
“Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là nội dung quan trọng của chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển. Hoạt động lấn biển và khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng sẽ có tác động lớn tới môi trường biển, nhất là tác động của dòng chảy dọc và ngang, dẫn tới khả năng xói lở bờ biển”, Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương).
“Việt Nam có trữ lượng đất hiếm tương đối lớn, như bauxite khoảng 5,8 tỷ tấn, titan khoảng hơn 600 triệu tấn, đặc biệt là đất hiếm đạt khoảng 30 triệu tấn. Việc khai thác, chế biến cần tính đến chế biến sâu, tinh trong nước, phục vụ cho các ngành công nghiệp của Việt Nam, nhất là công nghiệp chip bán dẫn, hướng tới xuất khẩu. Muốn vậy, cần chuyển giao công nghệ”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình).
“Trong bối cảnh thiếu cát sông để thực hiện các dự án, nhất là các dự án đặc biệt quan trọng thì phương án dùng cát biển để thay thế là một hướng tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thay thế khi chưa đáp ứng đủ điều kiện cần thiết nếu triển khai đại trà sẽ đánh cược với môi trường”, Đại biểu Trần Kim Yến (TPHCM).
“Hiện Bộ TN&MT là cơ quan soạn thảo đã trình Chính phủ để trình Quốc hội về dự thảo Luật Địa chất khoáng sản để phân loại nhóm khoáng sản, không để quản lý đất, sỏi, đá khắt khe như khoáng sản, kim loại quý”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hoà Bình).
“Qua thanh tra cho thấy, các chủ dự án mỏ đã sai phạm về vi phạm công suất cho phép, khai thác ra ngoài ranh giới, hoặc khai thác nhưng không đảm bảo điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bộ sẽ xử lý nghiêm các sai phạm, chuyển sang cơ quan chức năng điều tra”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời đại biểu Lý Văn Huấn (Thái Nguyên) về tình trạng khai thác tài nguyên trái phép.
“Trong số 6.750 hồ thủy lợi có hơn 1.000 hồ đã được xây dựng từ lâu, do đó, nguy cơ về an toàn hồ đập là có thực. Việc sửa chữa, nâng cấp và cải tạo cần nguồn lực rất lớn”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nêu ý kiến khi trả lời đại biểu Đoàn Thị Hảo (Thái Nguyên).
“Liên quan đến các “dòng sông chết”, theo trả lời của Bộ trưởng, các dòng sông bị ô nhiễm đi qua nhiều tỉnh và có mức độ xả thải lớn. Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ trong việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường khi để xảy ra trình trạng xả thải, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng.”, Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) tranh luận Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh.
“Vấn đề đấu giá khai thác khoảng sản là nguyên tắc cơ bản trong cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản. Vấn đề này được thực hiện như thế nào? Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ định hướng hoàn thiện chế định đấu giá quyền khai thác khoáng sản như nào?”, Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) nêu câu hỏi chất vấn.
“Chúng ta đang ở trong kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, trong đó Việt Nam lại là quốc gia bị tổn thương nhất. Vấn đề nước chúng ta phải tiếp cận ba chủ thể: số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Chúng ta cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước…”, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nói.
“Hiện cả nước chỉ có khoảng 17% nước thải sinh hoạt được xử lý, tỷ lệ rất thấp”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời câu hỏi của đại biểu về tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý.
“Khi các dòng sông hay các hồ đập có nguy cơ suy cạn, người dân như ở Tây Nguyên hay một số địa phương khác phải dùng nguồn nước ngầm. Nguy cơ nước ngầm suy cạn là đang hiện hữu và đang có nguy cơ ô nhiễm. Cần giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm”, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu ý kiến.
“Tất cả phần trao đổi và báo cáo của Bộ TN&MT không có nội dung nào phân tích về ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, mất an ninh nguồn nước đối với các nhóm dễ bị tổn thương hơn trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số…những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất”, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang).
“Hiện nay, sông Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu đang ô nhiễm rất nặng. Sông chết nghĩa là vừa ô nhiễm, vừa không có dòng chảy. Các sông nói trên ô nhiễm nặng chứ không phải dòng sông chết. Vừa qua, Bộ TN&MT cùng các địa phương đã tích cực nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh trả lời chất vấn của đại biểu đã nói như trên.
“Vấn đề ngập úng đô thị do san lấp ao hồ, tình trạng này diễn ra phức tạp do một số nguyên nhân như: Tác động của tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt; đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, khả năng tiêu thoát nước giảm xuống; công tác quy hoạch chưa đáp ứng được dự báo cũng như đáp ứng các yêu cầu để phòng, chống ngập úng đô thị; việc triển khai thực hiện quy hoạch và do công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức của người dân còn chưa cao, việc xả rác thải vẫn còn diễn ra... dẫn đến là cản trở dòng chảy thoát nước”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định.
“Vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ - Đáy, Nam Định cũng như các tỉnh nằm ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy là những địa phương chịu tác động nặng nề của ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa đạt tiêu chuẩn xả vào. Báo cáo của Bộ TN&MT, nước thải từ đô thị làng nghề, nước thải công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nước thải phát sinh, trong khi đó tỷ lệ nước thải thu gom đạt tỷ lệ thấp. Đề nghị nêu rõ đánh giá về tình trạng nơi nào xả thải càng nhiều, việc xử lý nước thải càng ít? Tình trạng đô thị xả thải, nông thông gánh chịu ô nhiễm?”, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nêu ý kiến.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thành lập Đề án về bảo vệ lưu vực sông. Trong Đề án nhấn mạnh đến đảm bảo an ninh nguồn nước, trách nhiệm của các địa phưng trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc thành lập Tổ chức lưu vực sông phải hiệu quả nên rất cần sự phối hợp của các địa phương... Chủ tịch UBND tỉnh phải là thành viên của Tổ chức lưu vực sông, với trách nhiệm chỉ đạo, điều hành địa phương đảm bảo an ninh nguồn nước, sử dụng nguồn nước có hiệu quả và bảo vệ môi trường”, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói về bảo vệ lưu vực sông.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) trao đổi bên hành lang Quốc hội về những vấn đề quan tâm tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.