2 trường hợp bị thu hồi tên miền
Nghị định 53/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ 1-10.
Theo đó, có hai trường hợp hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội sẽ bị đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền.
Cụ thể, (1) có tài liệu chứng minh hoạt động của hệ thống thông tin là vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, an ninh mạng. (2) Hệ thống thông tin đang được sử dụng vào mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Theo Nghị định 59/2022, có ba loại dữ liệu internet phải được lưu trữ tại Việt Nam. Ảnh internet
Ngoài ra Nghị định này cũng quy định ba loại dữ liệu internet phải được lưu trữ tại Việt Nam. Gồm:
(1) Dữ liệu thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.
(2) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tạo ra như: Tên tài khoản, thời gian sử dụng, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký
(3) Dữ liệu về quan hệ của người sử dụng dịch vụ như: Bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu, thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
4 hành vi cấm trong sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia
Nghị định 55/2022 quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hiệu lực từ ngày 10-10-2022.
Theo Nghị định, Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (Cơ sở dữ liệu) được xây dựng, quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ. Các cơ sở dữ liệu này sẽ được tổ chức cập nhật, khai thác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Cũng theo quy định này, có bốn hành vi cấm trong xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu.
Cụ thể, hành vi cố ý không cập nhật hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu không đầy đủ, không chính xác; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu.
Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu; khai thác, sử dụng, tiết lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin để trục lợi.
Phá hủy, phá hoại, làm hư hỏng hoặc hủy hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu.
Từ 8-10, giá đăng kiểm ô tô tăng thêm 10.000 đồng so với quy định trước đây. Ảnh: NGUYỆT NHI
Lao động tai nạn trên công trường được bồi thường đến 100 triệu đồng
Theo Thông tư 50/2022 của Bộ Tài chính, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường theo quy định. Theo đó, khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi trả.
Cụ thể, phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị nhưng không quá sáu tháng lương/sự kiện bảo hiểm.
Các chi phí cấp cứu, điều trị cần thiết và hợp lý nhưng không quá 100 triệu đồng/người/vụ.
Trường hợp người lao động bị chết/suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên được chi trả 100 triệu đồng/người/vụ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1-10.
Từ 8-10, giá đăng kiểm ô tô tăng thêm 10.000 đồng
Thông tư 55/2022 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 238/2016 của Bộ này quy định giá dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, thiết bị và xe máy chuyên dùng đang lưu hành; đánh giá, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 8-10-2022.
Thông tư này quy định biểu giá dịch vụ đăng kiểm xe ô tô các loại được điều chỉnh tăng 10.000 đồng/xe so với hiện nay. Cụ thể:
Những quy định mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 10 ảnh 3
Biểu giá dịch vụ đăng kiểm xe ô tô các loại được điều chỉnh tăng 10.000 đồng/xe từ 8-10.
Miễn phí cấp và sử dụng tài khoản định danh điện tử
Theo Nghị định 59/2022 quy định về định danh và xác thực điện tử có hiệu lực từ 20-10, chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử (TKĐDĐT) và chi phí sử dụng TKĐDĐT do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm: Thông tin cá nhân: Số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; Thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung; vân tay.
Đối tượng được cấp TKĐDĐT là người từ đủ 14 tuổi trở lên, trường hợp chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo TKĐDĐT của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
TKĐDĐT có hai mức độ. Trong đó việc sử dụng TKĐDĐT mức độ 2 có giá trị tương đương như việc sử dụng CCCD trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình CCCD; cung cấp thông tin các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào TKĐDĐT khi thực hiện các giao dịch liên quan.