Đại biểu Trần Việt Khoa (Hà Nội) cho rằng tình hình biển Đông diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng tới an ninh, an toàn ở khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Ông nhấn mạnh Việt Nam phải luôn cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra, vì lợi ích quốc gia, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) dẫn ý kiến nhiều người đánh giá chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến Việt Nam được hưởng lợi, nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết". Ông dẫn số liệu 9 tháng đầu năm xuất khẩu chỉ tăng 8,2% so với 2018 và chỉ còn bằng nửa tốc độ cùng kỳ là 15,4%, bằng khoảng 1/3 mức tăng trên 20% của những năm trước đó. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường cũng có những chuyển dịch bất lợi.Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) nêu thực trạng cán bộ y tế lại phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn từ chính người bệnh và người thân. Nghề y trở thành nghề nguy hiểm. Hậu quả của các vụ hành hung từ gây hư hại tài sản của cơ sở y tế, gây tổn hại tới sức khỏe, tâm lý của nhân viên y tế và thậm chí đã có cán bộ y tế phải bỏ mạng khi đang cấp cứu cho bệnh nhân. Nhiều nhân viên y tế đã phải bỏ nghề.Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhận định kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa "hóa rồng hóa hổ". Tăng trưởng của Việt Nam là nhanh nhưng vẫn khó đuổi kịp thế giới, có nguy cơ tụt hậu khi Việt Nam đang dần bước qua thời kỳ dân số vàng.Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) bày tỏ lo lắng khi nhiều thương hiệu Việt tầm cỡ lần lượt mất đi thông qua mua bán và sáp nhập (M&A). Ông nhận định khi về tay nhà đầu tư ngoại, có mở rộng thị trường đến mức nào đi chăng nữa thì thương hiệu Việt không còn bản chất hàng Việt, chỉ đơn thuần là “hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tiền đồ của đất nước ít nhiều bị ảnh hưởng do mất đi những nguồn nội lực.Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, tại miền Tây sẽ triển khai xây dựng 3 trục đường là: Cao tốc TP.HCM về Cần Thơ, kết nối với Cà Mau, các cầu Rạch Miễu, Đại Ngãi, đường nối Củ Chi đến Kiên Giang. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đang cho nghiên cứu dự án trục ngang như quốc lộ 62, 30, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, trục ven biển phía tây ở Kiên Giang. “5-10 năm tới, giao thông liên vùng ở đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tốt hơn”, ông nói.Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho rằng phát triển kinh tế nhưng người dân hàng ngày vẫn đang đối mặt với ô nhiễm và hệ lụy là bệnh tật, suy yếu sức khỏe cho thế hệ tương lai. Phát triển kinh tế suy cho cùng cũng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhưng sống trong môi trường ô nhiễm từ không khí đến nguồn nước và thực phẩm, nghĩa là từ thở, đến uống và ăn đều trở nên nguy hiểm thì chất lượng cuộc sống có thực sự được nâng cao.Về đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết 10 tháng đầu năm tỷ lệ chỉ đạt 49,83%. Ông cho biết Bộ đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thủ tục. Thủ tục đầy đủ đến đâu thì giao đến đó. Đến nay, chúng ta đã giao thêm được hơn 5.000 tỷ. Khẳng định đến nay vẫn còn 27.000 tỷ chưa giao được. Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về việc xây dựng thực hiện các thủ tục, quy trình để đủ điều kiện giao theo luật định.Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng không để lọt những nhà thầu yếu, kém và xấu làm các công trình trọng điểm quốc gia. Ông đề xuất hàng năm Chính phủ chấm điểm các công ty, tập đoàn từng có thực hiện các dự án lớn ở nước ta, đặc biệt là chấm điểm cả các quốc gia của nhà thầu thực hiện dự án mà chậm tiến độ, thi công kém. Sau đó đưa vào danh sách đen để thông báo rộng rãi quốc tế và trong nước. Dùng danh sách đó để số tuyển nhằm loại cho được các công ty, tập đoàn yếu kém.Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng cần đánh giá đúng về chỉ số GDP, không nên lấy GDP là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực lãnh đạo, thành tích của các địa phương. Ông lấy ví dụ những vùng cần bảo vệ môi trường, không thể đánh giá người lãnh đạo ở đó theo GDP. “Nó sẽ dẫn đến chuyện chạy theo những con số được đo bằng tiền và tăng trưởng bằng cách đổ vốn ra rồi làm những công trình này, công trình kia mà không quan tâm đến nhiệm vụ chính của những vùng miền đó”, ông Nghĩa nói.Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng từ giờ đến hết nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ (giữa năm 2021) lại là cao điểm của nhiệm vụ gian nan là giải phóng mặt bằng, tái định cư vùng dự án. “Vào thời điểm chuyển giao bộ máy quyền lực giữa 2 nhiệm kỳ, bộ máy công quyền dễ thu mình, đóng băng, bất động, bởi sự trì trệ bắt nguồn từ mục tiêu an toàn, để giữ vững hoặc cải thiện vị thế trong bộ máy quyền lực. Điều đó làm phương hại đối với việc chỉ đạo, dịch vụ công liên quan đến dự án, người dân”, ông Quốc nói.Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) kiến nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước tiếp cận vốn, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Để từ đó, từng bước thay thế các FDI để phát huy nội lực. Ông Vân cũng mong muốn Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ rủi ro để sớm hình thành các doanh nghiệp “kỳ lân một sừng và nhiều sừng”.Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho biết một số địa phương trong cả nước xảy ra nhiều vụ sai phạm tại các công trình xây dựng, các dự án lớn liên quan đến đất đai. Dự án chưa được cấp phép, chưa được phê duyệt, nhưng chủ đầu tư vẫn hợp đồng mua bán với người dân công khai, như Công ty địa ốc Alibaba. “Cử tri đặt vấn đề có hay không sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của cán bộ công quyền cho các dự án ma, dự án xây dựng đồ sộ, trái pháp luật tồn tại trong thời gian quá?”, bà Thủy nói.
Đại biểu Trần Việt Khoa (Hà Nội) cho rằng tình hình biển Đông diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng tới an ninh, an toàn ở khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Ông nhấn mạnh Việt Nam phải luôn cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra, vì lợi ích quốc gia, vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) dẫn ý kiến nhiều người đánh giá chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến Việt Nam được hưởng lợi, nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết". Ông dẫn số liệu 9 tháng đầu năm xuất khẩu chỉ tăng 8,2% so với 2018 và chỉ còn bằng nửa tốc độ cùng kỳ là 15,4%, bằng khoảng 1/3 mức tăng trên 20% của những năm trước đó. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường cũng có những chuyển dịch bất lợi.
Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) nêu thực trạng cán bộ y tế lại phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn từ chính người bệnh và người thân. Nghề y trở thành nghề nguy hiểm. Hậu quả của các vụ hành hung từ gây hư hại tài sản của cơ sở y tế, gây tổn hại tới sức khỏe, tâm lý của nhân viên y tế và thậm chí đã có cán bộ y tế phải bỏ mạng khi đang cấp cứu cho bệnh nhân. Nhiều nhân viên y tế đã phải bỏ nghề.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhận định kinh tế phát triển nhanh, ổn định nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, chưa "hóa rồng hóa hổ". Tăng trưởng của Việt Nam là nhanh nhưng vẫn khó đuổi kịp thế giới, có nguy cơ tụt hậu khi Việt Nam đang dần bước qua thời kỳ dân số vàng.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) bày tỏ lo lắng khi nhiều thương hiệu Việt tầm cỡ lần lượt mất đi thông qua mua bán và sáp nhập (M&A). Ông nhận định khi về tay nhà đầu tư ngoại, có mở rộng thị trường đến mức nào đi chăng nữa thì thương hiệu Việt không còn bản chất hàng Việt, chỉ đơn thuần là “hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Tiền đồ của đất nước ít nhiều bị ảnh hưởng do mất đi những nguồn nội lực.
Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, tại miền Tây sẽ triển khai xây dựng 3 trục đường là: Cao tốc TP.HCM về Cần Thơ, kết nối với Cà Mau, các cầu Rạch Miễu, Đại Ngãi, đường nối Củ Chi đến Kiên Giang. Đồng thời, Bộ GTVT cũng đang cho nghiên cứu dự án trục ngang như quốc lộ 62, 30, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, trục ven biển phía tây ở Kiên Giang. “5-10 năm tới, giao thông liên vùng ở đồng bằng Sông Cửu Long sẽ tốt hơn”, ông nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) cho rằng phát triển kinh tế nhưng người dân hàng ngày vẫn đang đối mặt với ô nhiễm và hệ lụy là bệnh tật, suy yếu sức khỏe cho thế hệ tương lai. Phát triển kinh tế suy cho cùng cũng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nhưng sống trong môi trường ô nhiễm từ không khí đến nguồn nước và thực phẩm, nghĩa là từ thở, đến uống và ăn đều trở nên nguy hiểm thì chất lượng cuộc sống có thực sự được nâng cao.
Về đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết 10 tháng đầu năm tỷ lệ chỉ đạt 49,83%. Ông cho biết Bộ đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thủ tục. Thủ tục đầy đủ đến đâu thì giao đến đó. Đến nay, chúng ta đã giao thêm được hơn 5.000 tỷ. Khẳng định đến nay vẫn còn 27.000 tỷ chưa giao được. Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về việc xây dựng thực hiện các thủ tục, quy trình để đủ điều kiện giao theo luật định.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng không để lọt những nhà thầu yếu, kém và xấu làm các công trình trọng điểm quốc gia. Ông đề xuất hàng năm Chính phủ chấm điểm các công ty, tập đoàn từng có thực hiện các dự án lớn ở nước ta, đặc biệt là chấm điểm cả các quốc gia của nhà thầu thực hiện dự án mà chậm tiến độ, thi công kém. Sau đó đưa vào danh sách đen để thông báo rộng rãi quốc tế và trong nước. Dùng danh sách đó để số tuyển nhằm loại cho được các công ty, tập đoàn yếu kém.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng cần đánh giá đúng về chỉ số GDP, không nên lấy GDP là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá năng lực lãnh đạo, thành tích của các địa phương. Ông lấy ví dụ những vùng cần bảo vệ môi trường, không thể đánh giá người lãnh đạo ở đó theo GDP. “Nó sẽ dẫn đến chuyện chạy theo những con số được đo bằng tiền và tăng trưởng bằng cách đổ vốn ra rồi làm những công trình này, công trình kia mà không quan tâm đến nhiệm vụ chính của những vùng miền đó”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng từ giờ đến hết nhiệm kỳ Quốc hội, Chính phủ (giữa năm 2021) lại là cao điểm của nhiệm vụ gian nan là giải phóng mặt bằng, tái định cư vùng dự án. “Vào thời điểm chuyển giao bộ máy quyền lực giữa 2 nhiệm kỳ, bộ máy công quyền dễ thu mình, đóng băng, bất động, bởi sự trì trệ bắt nguồn từ mục tiêu an toàn, để giữ vững hoặc cải thiện vị thế trong bộ máy quyền lực. Điều đó làm phương hại đối với việc chỉ đạo, dịch vụ công liên quan đến dự án, người dân”, ông Quốc nói.
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) kiến nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước tiếp cận vốn, đầu tư công nghệ cao, ứng dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh. Để từ đó, từng bước thay thế các FDI để phát huy nội lực. Ông Vân cũng mong muốn Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ rủi ro để sớm hình thành các doanh nghiệp “kỳ lân một sừng và nhiều sừng”.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho biết một số địa phương trong cả nước xảy ra nhiều vụ sai phạm tại các công trình xây dựng, các dự án lớn liên quan đến đất đai. Dự án chưa được cấp phép, chưa được phê duyệt, nhưng chủ đầu tư vẫn hợp đồng mua bán với người dân công khai, như Công ty địa ốc Alibaba. “Cử tri đặt vấn đề có hay không sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của cán bộ công quyền cho các dự án ma, dự án xây dựng đồ sộ, trái pháp luật tồn tại trong thời gian quá?”, bà Thủy nói.