Lễ khai mạc Triển lãm về đa dạng sinh học và mít tinh hưởng ứng chiến dịch hành động vì động vật hoang dã là hoạt động hưởng ứng "Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024" với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”.Đây là 2 sự kiện mở đầu trong chuỗi hoạt động hưởng ứng "Năm Phục hồi đa dạng sinh học quốc gia" diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.Chương trình diễn ra trong 5 ngày từ 15/3 đến 20/3 với thông điệp “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”.Triển lãm trưng bày 64 khung nội dung, mẩu chuyện và gần 100 tấm ảnh về đa dạng sinh học.Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người.Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 51.400 sinh vật.Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn.Theo dữ liệu toàn cầu từ Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, hiện nay, có 8.400 loài động vật và thực vật hoang dã đang bị đe dọa nghiêm trọng. Gần 30.000 loài khác được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tổn thương.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh kêu gọi các tổ chức, cá nhân và cộng đồng cùng hành động phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. Mọi người cùng thay đổi hành vi để chung sống hài hòa với thiên nhiên; không săn bắt, mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái phép.Nhiều năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á tiêu thụ nhiều thịt rừng và các sản phẩm khác từ động vật hoang dã.Nhu cầu tiêu thụ liên tục đối với các sản phẩm này dẫn đến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã trong tự nhiên tại Việt Nam, bao gồm những loài ăn cỏ lớn và mang lớn đặc hữu ở dãy Trường Sơn.Khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do WWFViệt Nam thực hiện năm 2021 cho thấy, khoảng 90% thú rừng bị săn bẫy trái phép được tiêu thụ qua kênh nhà hàng, quán nhậu ở khu vực thành thị.WWF Việt Nam cho rằng, những phát hiện quan trọng này đòi hỏi cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt ở các cấp, ngành để giảm tiêu thụ động vật hoang dã.Điều này cũng đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi buôn bán động vật hoang dã và sử dụng thịt thú rừng.Chiến dịch truyền thông với thông điệp "Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời" sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình từ tháng 3-5/2024.>>> Mời độc giả xem thêm video Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm 2023 khiến người xem mê mẩn:
Lễ khai mạc Triển lãm về đa dạng sinh học và mít tinh hưởng ứng chiến dịch hành động vì động vật hoang dã là hoạt động hưởng ứng "Năm Phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024" với chủ đề “Chung sống hài hòa với thiên nhiên”.
Đây là 2 sự kiện mở đầu trong chuỗi hoạt động hưởng ứng "Năm Phục hồi đa dạng sinh học quốc gia" diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương trình diễn ra trong 5 ngày từ 15/3 đến 20/3 với thông điệp “Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời”.
Triển lãm trưng bày 64 khung nội dung, mẩu chuyện và gần 100 tấm ảnh về đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Việt Nam được ghi nhận là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với khoảng 51.400 sinh vật.
Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra ngày càng lớn.
Theo dữ liệu toàn cầu từ Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, hiện nay, có 8.400 loài động vật và thực vật hoang dã đang bị đe dọa nghiêm trọng. Gần 30.000 loài khác được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc dễ bị tổn thương.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh kêu gọi các tổ chức, cá nhân và cộng đồng cùng hành động phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống. Mọi người cùng thay đổi hành vi để chung sống hài hòa với thiên nhiên; không săn bắt, mua bán và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái phép.
Nhiều năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á tiêu thụ nhiều thịt rừng và các sản phẩm khác từ động vật hoang dã.
Nhu cầu tiêu thụ liên tục đối với các sản phẩm này dẫn đến tình trạng sụt giảm nghiêm trọng quần thể các loài hoang dã trong tự nhiên tại Việt Nam, bao gồm những loài ăn cỏ lớn và mang lớn đặc hữu ở dãy Trường Sơn.
Khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do WWFViệt Nam thực hiện năm 2021 cho thấy, khoảng 90% thú rừng bị săn bẫy trái phép được tiêu thụ qua kênh nhà hàng, quán nhậu ở khu vực thành thị.
WWF Việt Nam cho rằng, những phát hiện quan trọng này đòi hỏi cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt ở các cấp, ngành để giảm tiêu thụ động vật hoang dã.
Điều này cũng đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn và chấm dứt hành vi buôn bán động vật hoang dã và sử dụng thịt thú rừng.
Chiến dịch truyền thông với thông điệp "Con người có cặp, thú rừng có đôi; Ngừng ăn thịt thú rừng, góp thiện cho đời" sẽ được triển khai tại nhiều tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Quảng Trị và Quảng Bình từ tháng 3-5/2024.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm 2023 khiến người xem mê mẩn: