Lễ viếng giáo sư Phan Huy Lê được cử hành lúc 7h30 sáng 27/6.Đông đảo người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến tiễn biệt ông ngay từ sớm.Bà Phan Phương Thảo (thứ hai từ phải sang), con gái của giáo sư cho biết ông ra đi quá đột ngột.Giáo sư Phan Huy Lê ra đi khi đang tập trung cao độ để hoàn thành bộ Quốc sử Việt Nam có quy mô 25 tập chính sử và 5 tập biên niên sử. Đây là bộ sách biên soạn về lịch sử đồ sộ nhất trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.Ông Trần Quốc Vượng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - chia buồn cùng gia quyến.Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ với người thân giáo sư Phan Huy Lê.Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa viếng giáo sư như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia buồn cùng gia quyến giáo sư Phan Huy Lê.Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ viết sổ tang.Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: "Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, chuyên gia hàng đầu của nền sử học Việt Nam, một tài năng lớn trong giới sử học nước nhà đã ra đi. Xin chia buồn sâu sắc cùng gia quyến giáo sư! Vĩnh biệt giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê!"Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đến tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê.Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và bà Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đoàn Hà Nội vào viếng.Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn Bộ giáo dục vào viếng giáo sư Phan Huy Lê.GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong vai trò ủy viên Ban tổ chức lễ tang. Giáo sư Giang cho biết ông là người ra vào bệnh viện thăm giáo sư Phan Huy Lê mỗi ngày khi sức khỏe ông xấu đi.Ông Cao Xuân Trứ, anh họ của giáo sư Lê cũng tuổi cao sức yếu phải được người khác dìu đến viếng.Anh em giáo sư Nguyễn Lân Trung, Nguyễn Lân Dũng đến tiễn biệt ông.Nhiều người không kìm được nước mắt tiếc thương giáo sư.
Lễ viếng giáo sư Phan Huy Lê được cử hành lúc 7h30 sáng 27/6.
Đông đảo người thân, bạn bè, đồng nghiệp đến tiễn biệt ông ngay từ sớm.
Bà Phan Phương Thảo (thứ hai từ phải sang), con gái của giáo sư cho biết ông ra đi quá đột ngột.
Giáo sư Phan Huy Lê ra đi khi đang tập trung cao độ để hoàn thành bộ Quốc sử Việt Nam có quy mô 25 tập chính sử và 5 tập biên niên sử. Đây là bộ sách biên soạn về lịch sử đồ sộ nhất trong suốt chiều dài lịch sử đất nước.
Ông Trần Quốc Vượng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng - chia buồn cùng gia quyến.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ với người thân giáo sư Phan Huy Lê.
Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa viếng giáo sư như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia buồn cùng gia quyến giáo sư Phan Huy Lê.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ viết sổ tang.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: "Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, chuyên gia hàng đầu của nền sử học Việt Nam, một tài năng lớn trong giới sử học nước nhà đã ra đi. Xin chia buồn sâu sắc cùng gia quyến giáo sư! Vĩnh biệt giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê!"
Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đến tiễn biệt giáo sư Phan Huy Lê.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và bà Ngô Thị Thanh Hằng dẫn đầu đoàn Hà Nội vào viếng.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn Bộ giáo dục vào viếng giáo sư Phan Huy Lê.
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trong vai trò ủy viên Ban tổ chức lễ tang. Giáo sư Giang cho biết ông là người ra vào bệnh viện thăm giáo sư Phan Huy Lê mỗi ngày khi sức khỏe ông xấu đi.
Ông Cao Xuân Trứ, anh họ của giáo sư Lê cũng tuổi cao sức yếu phải được người khác dìu đến viếng.
Anh em giáo sư Nguyễn Lân Trung, Nguyễn Lân Dũng đến tiễn biệt ông.
Nhiều người không kìm được nước mắt tiếc thương giáo sư.