Trong khi JVE và đơn vị Nhật Bản đang lên Đề án tổng thể để báo cáo Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội về Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành một khu thăm quan du lịch đẹp và ý nghĩa như dòng suối Cheonggyecheon giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc thì bất ngờ ông PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng "JVE đã từ bỏ việc xử lý sông Tô Lịch". Về việc này, tòa soạn đã nhận được thông tin phản hồi chính thức từ phía JVE, chúng tôi xin đăng tải để rộng đường dư luận.
JVE chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ xử lý ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch
Vừa qua trước thông tin ông PGĐ Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng "JVE đã từ bỏ việc xử lý sông Tô Lịch", JVE xin khẳng định đó là phát ngôn sai sự thật. "Thật sự là chúng tôi không hề muốn "tranh cãi" qua lại, nhưng vì để rộng đường dư luận nên chúng tôi buộc phải lên tiếng. JVE chúng tôi chưa từng có phát ngôn hay có Công văn nào nói rằng chúng tôi từ bỏ việc xử lý ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch và qua đây chúng tôi khẳng định ông Hoàng Văn Thắng - PGĐ Sở XD Hà Nội không phải là "người phát ngôn" của JVE chúng tôi".
Theo một số người dân: “Về sự việc chuyên gia Nhật Bản sang giúp chúng ta xử lý hết mùi hôi thối của sông Tô Lịch thì cũng như chúng ta thấy một nhà ai đang gặp khó khăn, chúng ta xắn tay vào muốn giúp họ nhưng thay vì nhận được sự niềm nở thì lại chỉ nhận được những kiểu như vậy thì liệu chúng ta sẽ như thế nào? Với một đơn vị của Nhật Bản cũng vậy, các chuyên gia Nhật Bản họ bỏ bao công sức, tiền bạc, thời gian với một mong muốn là xử lý sao cho sông Tô Lịch hết mùi hôi thối để người dân Hà Nội bớt khổ nhưng kết quả họ nhận được như chúng ta đã thấy: "Lòng tốt của họ có lẽ đã đặt không đúng chỗ".
Đơn vị Nhật Bản, JVE đang chuẩn bị báo cáo đề án cải tạo tổng thể sông Tô Lịch
Vừa qua các đơn vị liên quan của Hà Nội đã tiến hành lễ động thổ gói thầu xây dựng hệ thống cống gom nước thải dọc sông Tô Lịch. Tuy nhiên, hiện nay sông Tô Lịch có 2 nguồn gây ô nhiễm:
+ Nguồn ô nhiễm do nước thải ở bên ngoài: Đã có dự án xây dựng cống ngầm thu gom nước thải đưa về Nhà máy XLNT tập trung.
+ Nguồn ô nhiễm (ung thư) ở bên trong: Theo đánh giá của chuyên gia Nhật Bản: Ngay cả việc khoan cống ngầm thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch thì cũng mới giải quyết được ô nhiễm ở bên ngoài, còn phần bên trong đã và đang bị ô nhiễm (tức tế bào ung thư đã và đang hình thành) ở bên trong thì chưa xử lý được. Nếu việc xây cống bao thu gom nước thải đó làm trước khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm (tức trước khi cơ thể sống bị ung thư) thì có thể chỉ cần thu gom nước thải ở bên ngoài là đã xử lý được ô nhiễm, tuy nhiên việc xây cống bao thu gom nước thải được thực hiện sau khi sông Tô Lịch bị ô nhiễm (tức sau khi cơ thể sống đã bị ung thư, đã hình thành tế bào ung thư ở bên trong) thì chỉ thu gom thôi là chưa đủ vì không tác động xử lý ở bên trong thì không thể hết được ô nhiễm (tức không thể hết được ung thư ở bên trong) nếu như không có giải pháp như áp dụng Công nghệ sục khí Nano Nhật Bản để phân hủy toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm nổi váng trên bề mặt, phân hủy tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy tận gốc các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên là các khí độc như H2S, NH3, CH4.
Ngoài ra, một số chuyên gia còn lo ngại về việc bổ cập cấp nước cho sông Tô Lịch sau khi đã thu gom hết nước thải theo cách mà các đơn vị của Hà Nội đưa ra bằng cách bổ cập nước từ Hồ Tây hay giải pháp bổ cập nước sau xử lý tại Nhà máy XLNT Yên xá qua kênh dẫn N1, N2 trước thượng lưu đập Thanh Liệt khoảng 5km bằng phương pháp đóng cửa đập Thanh Liệt để dâng nước sau xử lý lên mức nước khống chế làm cho sông Tô Lịch có tác dụng trữ nước như một "Hồ dài cảnh quan-Hồ Tô Lịch". Theo một số chuyên gia, khi đó nước trong "Hồ Tô Lịch" sẽ không được lưu thông, nước tĩnh và tù túng, từ đó phát sinh ô nhiễm và biến thành một "Hồ tù" nếu như không có giải pháp sục khí nano để xử lý tận gốc chất ô nhiễm hữu cơ, mùi hôi thối do các khí độc như H2S, NH3, CH4 tích tụ trong tầng bùn đáy ở cả bên trong "Hồ Tô Lịch" thì vẫn không hết được ô nhiễm.
Trước tình hình đó, hiện nay phía đơn vị Nhật Bản đang xây dựng phương án xử lý tổng thể kết hợp giữa cả việc thu gom nước thải bên ngoài bằng cống ngầm hiện nay và giải pháp xử lý triệt để tận gốc ô nhiêm (ung thư) ở bên trong cơ thể sống của sông Tô Lịch. Từ đó, phía Nhật Bản sẽ báo cáo Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội về Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành một khu thăm quan du lịch đẹp và ý nghĩa như dòng suối Cheonggyecheon giữa lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Do đại dịch COVID-19, đơn vị Nhật Bản chưa thể sang Việt Nam và báo cáo
Về thông tin tài liệu liên quan mà các cơ quan của Hà Nội yêu cầu, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên các chuyên gia Nhật Bản chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam và tiến hành các nội dung như đã đề cập. JVE không có thẩm quyền thay thế phía đơn vị Nhật Bản để hoàn thành các yêu cầu mà các cơ quan của Hà Nội đưa ra.
Về việc Hà Nội hoài nghi công nghệ nano và giao xử lý một ao tù
Như ý kiến của một số người dân đã nói ở trên, với việc tài trợ miễn phí mà đơn vị phía Nhật Bản họ còn được “chào đón” bằng một loạt những phát ngôn của phía các cơ quan chuyên môn của Hà Nội thì thử hỏi họ làm sao còn nhiệt huyết để tiếp tục làm "thí điểm miễn phí" xử lý một ao tù tại Hà Nội? Do không được chào đón tại Hà Nội, nên thay vì chứng minh giảm mùi hôi thối và phân hủy chất hữu cơ tại một ao tù như đề nghị của Hà Nội, phía đơn vị Nhật Bản đã được một địa phương khác mời và thực hiện xử lý tại một nơi mà nồng độ ô nhiễm và mùi hôi thối gấp hàng chục lần ô nhiễm của một ao tù thông thường như đề xuất của Hà Nội.
|
Ảnh trước xử lý, mùi hôi thối nồng nặc (chỉ số mùi: 999) |
|
Ảnh trước xử lý, chất hữu cơ váng xanh nổi kín mặt hồ Trung Hòa |
|
Ảnh sau xử lý 2 tuần, toàn bộ lượng chất hữu cơ váng xanh đã bị phân hủy |
Trước khi áp dụng Công nghệ Nano mùi tại bờ hồ Trung Hòa là rất nồng nặc, nhưng chỉ sau 3 ngày vận hành hệ thống máy Nano thì mùi tại bờ hồ Trung Hòa khu vực xử lý đo bằng thiết bị đo mùi chuyên dụng của Nhật Bản đã giảm mạnh theo từng ngày.
Sau khoảng 10 ngày thì giá trị mùi đã giảm nhiều nhất khoảng 1000 lần (999 giảm về 1), mùi đã giảm rõ rệt cả về cảm quan lẫn định lượng qua con số thực tế. Ngoài ra, toàn bộ chất ô nhiễm hữu cơ đã bị phân hủy, các chỉ số COD, BOD5... đạt quy chuẩn cho phép.
Mùi hôi thối phát sinh từ đâu và tại sao sục khí nano lại hết mùi nhanh chóng?
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia kỹ thuật của JVE cho biết: “Nước thải mới chảy đến không phải là tác nhân gây ra mùi hôi thối ngay. Mà căn nguyên mùi hôi thối là do chất hữu cơ, lớp bùn tầng đáy tích tụ trong môi trường yếm khí và sinh ra các khí độc như H2S, NH3, CH4 và chính các khí này bốc lên tạo ra mùi hôi thối và bọt sủi tăm lên mặt nước.
Do vậy, không phải cứ sục khí đưa oxy vào bằng máy sục khí thông thường là khử được mùi hôi thối mà mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta đưa oxy vào nhưng oxy đó phải tồn tại lâu được dưới tầng đáy thì mới phân hủy được các khí gây ra mùi ở trên.
+ Sục khí thông thường: Tạo ra bọt khí to chỉ tồn tại khoảng 5 giây là nổi lên mặt nước và vỡ ra. Do vậy, bọt khí oxy thông thường không tồn tại ở dưới đáy được nên không phản ứng được với các khí gây ra mùi thôi hối ở tầng bùn đáy. Do vậy, nếu sục khí thông thường (như tại một địa phương ở miền Trung đã làm tại một hồ) thì càng sục càng hôi thối vì các khí độc chưa được phân hủy và và bay lên.
+ Sục khí nano: Tạo ra bọt khí siêu nhỏ kích thước nano (đường kính <50nm), tồn tại tối thiểu 8 tiếng (tức thời gian tồn tại lâu gấp 5760 lần so với bọt khí thông thường) trong tầng bùn đáy và phân hủy các khí độc như H2S, NH3, CH4 tức thì do vậy hiệu quả xử lý mùi rất nhanh chỉ trong một vài ngày và càng sục càng hết mùi hôi thối.
|
Mô phỏng so sánh sự khác nhau giữa sục khí thông thường và sục khí nano |