Học sinh trường Gateway tử vong: Sao bà Quy được tại ngoại?

Google News

(Kiến Thức) - Sau thời gian bị tạm giam bà Nguyễn Thị Bích Quy đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn, không còn bị tạm giam. Dư luận cũng đặt câu hỏi tại sao bà Quy lại thay đổi từ tạm giam sang tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú.

Liên quan đến vụ bé trai 6 tuổi học sinh trường Gateway ở Hà Nội bị tử vong trên xe đưa đón của trường, ông Đinh Minh Tảo - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho biết, bà Nguyễn Thị Bích Quy đã được thay đổi biện pháp ngăn chặn, không còn bị tạm giam.
Trong ngày 26/12, bà Quy đã đến Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy để nhận cáo trạng. Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Bích Quy về tội vô ý làm chết người.
Hoc sinh truong Gateway tu vong: Sao ba Quy duoc tai ngoai?
 
Vậy tại sao bà Quy lại thay đổi từ tạm giam sang tại ngoại cấm đi khỏi nơi cư trú? Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định của pháp luật thì trường hợp của bà Quy không bắt buộc phải tạm giam. Tuy nhiên, cho đến nay thì cơ quan tiến hành tố tụng đã hai lần thay đổi biện pháp ngăn chặn từ cấm đi khỏi nơi cư trú chuyển sang tạm giam, nay lại chuyển sang cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo quyết định khởi tố vụ án, kết luận điều tra và cáo trạng của cơ quan tiến hành tố tụng quận Cầu Giấy thì bà Quy bị buộc tội về tội vô ý làm chết người theo quy định tại khoản 1, Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015, với mức hình phạt là cải tạo không gian giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội mà ba quy bị cáo buộc là tội nghiêm trọng : “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;”.
Trong khi đó, Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về tạm giam như sau: Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Hoc sinh truong Gateway tu vong: Sao ba Quy duoc tai ngoai?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội. 
Trường hợp khởi tố, truy tố với bà Quy là tội “nghiêm trọng”, không thuộc trường hợp các tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại điều 9, Bộ luật hình sự nên không mặc nhiên bị áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định pháp luật.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
- Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
- Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
- Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Như vậy, khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì ba quy được áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú, sau đó chuyển sang biện pháp tạm giam. Trong trường hợp này thì cơ quan tố tụng phải có căn cứ cho thấy bà Quy thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự thì mới có quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn từ Cấm đi khỏi nơi cư trú sang tạm giam: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Luật sư Cường cho biết thêm, trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp tạm giam không có căn cứ thì bà Nguyễn Bích Quy có thể khiếu nại đối với quyết định tố tụng này hoặc khi phát hiện ra biện pháp ngăn chặn không đúng quy định pháp luật thì cơ quan đến thành tố tụng cũng có thể hủy bỏ, sửa đổi quyết định cho phù hợp với pháp luật.
Trong trường hợp, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bà Quy là có căn cứ, đúng pháp luật, không có khiếu nại, tố cáo nhưng trong quá trình tố tụng xét thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam là không cần thiết nữa thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng vẫn có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang cấm đi khỏi nơi cư trú để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can bị cáo theo quy định pháp luật.
Luật sư Cường nhấn mạnh, một điều cần lưu ý là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có những quy định chặt chẽ hơn về các biện pháp áp dụng biện pháp ngăn chặn để tránh việc làm quyền, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can bị cáo, hạn chế áp dụng các biện pháp ngăn chặn một cách tùy tiện, đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo quy định pháp luật.
>>> Xem thêm video: Vụ học sinh trường Gateway tử vong: Giải mã nhiều

Nguồn: VTC 1.

Trung Vương

>> xem thêm

Bình luận(0)