Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2023, sáng 6/2 (16 tháng Giêng), tại sân đá trước Tam quan ngoại chùa Côn Sơn đã diễn ra Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ X.Liên hoan được tổ chức với mục đích nhằm tăng cường các hoạt động làm phong phú thêm các giá trị di sản văn hóa đặc sắc trong chương trình Lễ hội. Tham dự liên hoan năm nay có 210 pháo thủ đến từ 7 đội Pháo đất của các xã: Tân Hương, Tân Quang, Nghĩa An (huyện Ninh Giang); Đức Xương (huyện Gia Lộc), Minh Đức, Đại Hợp, Quang Khải (huyện Tứ Kỳ). Pháo đất là trò chơi dân gian có từ lâu đời ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ tại nhiều xã của các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc tỉnh Hải Dương. Các công đoạn chơi pháo đất cũng nhiều công phu.Đòi hỏi pháo thủ không chỉ có kinh nghiệm mà còn cần có sức khỏe.Các pháo thủ dùng chân để làm nhuyễn đất.Liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ X không chỉ là sân chơi rèn luyện sức khỏe, mà còn thể hiện sự kế thừa, phát huy di sản văn hóa của cha ông. Theo truyền thuyết, trong trận đánh năm 1288, nhân dân ném đất xuống khúc Sông Hóa tiếp giáp với các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình để cứu con Voi của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên trò chơi Pháo đất. Kết thúc liên hoan năm nay, đội pháo xã Nghĩa An giành giải nhất nội dung pháo đại, xã Đức Xương giành giải nhất nội dung pháo tiểu. Giải pháo thủ dài dây nhất thuộc về pháo thủ Phạm Văn Đông của đội pháo xã Nghĩa An; pháo thủ dài dây thứ nhì thuộc về pháo thủ Nguyễn Văn Cường xã Tân Hương; pháo thủ dài dây thứ ba Nguyễn Văn Xiêm xã Quang Khải. Mỗi khi các đội gieo pháo đều thu hút sự chú ý của du khách thập phương.Nhiều người đàn ông to khỏe cùng nâng pháo giúp pháo thủ.Khu vực diễn ra liên hoan pháo đất đông kín du khách.Video nhiều người phấn khích khi pháo thủ gieo pháo.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2023, sáng 6/2 (16 tháng Giêng), tại sân đá trước Tam quan ngoại chùa Côn Sơn đã diễn ra Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ X.
Liên hoan được tổ chức với mục đích nhằm tăng cường các hoạt động làm phong phú thêm các giá trị di sản văn hóa đặc sắc trong chương trình Lễ hội.
Tham dự liên hoan năm nay có 210 pháo thủ đến từ 7 đội Pháo đất của các xã: Tân Hương, Tân Quang, Nghĩa An (huyện Ninh Giang); Đức Xương (huyện Gia Lộc), Minh Đức, Đại Hợp, Quang Khải (huyện Tứ Kỳ).
Pháo đất là trò chơi dân gian có từ lâu đời ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ tại nhiều xã của các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc tỉnh Hải Dương.
Các công đoạn chơi pháo đất cũng nhiều công phu.
Đòi hỏi pháo thủ không chỉ có kinh nghiệm mà còn cần có sức khỏe.
Các pháo thủ dùng chân để làm nhuyễn đất.
Liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ X không chỉ là sân chơi rèn luyện sức khỏe, mà còn thể hiện sự kế thừa, phát huy di sản văn hóa của cha ông.
Theo truyền thuyết, trong trận đánh năm 1288, nhân dân ném đất xuống khúc Sông Hóa tiếp giáp với các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình để cứu con Voi của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Từ đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên trò chơi Pháo đất.
Kết thúc liên hoan năm nay, đội pháo xã Nghĩa An giành giải nhất nội dung pháo đại, xã Đức Xương giành giải nhất nội dung pháo tiểu. Giải pháo thủ dài dây nhất thuộc về pháo thủ Phạm Văn Đông của đội pháo xã Nghĩa An; pháo thủ dài dây thứ nhì thuộc về pháo thủ Nguyễn Văn Cường xã Tân Hương; pháo thủ dài dây thứ ba Nguyễn Văn Xiêm xã Quang Khải.
Mỗi khi các đội gieo pháo đều thu hút sự chú ý của du khách thập phương.
Nhiều người đàn ông to khỏe cùng nâng pháo giúp pháo thủ.
Khu vực diễn ra liên hoan pháo đất đông kín du khách.
Video nhiều người phấn khích khi pháo thủ gieo pháo.