Trong hậu cung của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có hàng chục cho tới hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Nhiều phi tần dùng đủ mọi cách để trở thành sủng phi, sinh được hoàng tử, công chúa để được hoàng đế sắc phong địa vị cao trong cung. Từ đó, phi tần sẽ có cuộc sống xa hoa, quyền quý.Thế nhưng, theo quy định của hoàng tộc, sau khi sinh con, các phi tần không trực tiếp nuôi dưỡng. Thay thế phi tần làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi nấng hoàng tử, công chúa là bảo mẫu hay còn gọi nhũ mẫu.Nhũ mẫu thường là những phụ nữ xuất thân trong gia đình bần nông, nghèo khó. Họ đồng ý vào cung làm nhũ mẫu để có tiền giúp gia đình trang trải cuộc sống.Khi vào cung, nhũ mẫu phải tuân thủ hàng loạt quy tắc khắt khe từ cách nói năng, đi đứng..., đặc biệt là chuyện ăn uống. Trong đó, bảo mẫu phải ăn những món tốt cho sức khỏe để có đủ sữa cho hoàng tử, công chúa bú.Theo sử liệu, Vương Tiều thị - nhũ mẫu của hoàng đế Phổ Nghi từng phải ăn chân giò luộc không có gia vị mỗi ngày. Dù ăn tới mức phát chán nhưng Vương Tiều thị vẫn phải cố ăn để có đủ sữa cho Phổ Nghi.Giống như nhiều bảo mẫu khác, Vương Tiều thị sau khi vào cung không được gặp lại con gái mới sinh. Quy định này được thực hiện nhằm ngăn chặn việc các bảo mẫu lén lút cho con ruột của mình bú sữa khiến hoàng tử, công chúa bị đói vì không có đủ sữa ăn.Khi các hoàng tử và công chúa ngày càng lớn, bảo mẫu sẽ không chỉ chăm lo việc ăn uống, giặt giũ mà còn phải dạy các quy tắc trong cung.Nếu phạm lỗi trong quá trình nuôi dưỡng con vua thì nhũ mẫu sẽ có thể bị phạt quỳ, phạt đánh, nặng thì có thể mất mạng.Cuộc sống trong cung cấm của bảo mẫu vô cùng khắc nghiệt, khổ cực. Tuy nhiên, nếu làm tốt thì họ sẽ có thể được hoàng đế, phi tần ban thưởng hậu hĩnh.Đặc biệt, nếu hoàng tử mà họ nuôi dưỡng trở thành hoàng đế thì nhũ mẫu đó có thể thăng tiến trong hậu cung như chức cao, lương bổng tốt. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Trong hậu cung của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có hàng chục cho tới hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Nhiều phi tần dùng đủ mọi cách để trở thành sủng phi, sinh được hoàng tử, công chúa để được hoàng đế sắc phong địa vị cao trong cung. Từ đó, phi tần sẽ có cuộc sống xa hoa, quyền quý.
Thế nhưng, theo quy định của hoàng tộc, sau khi sinh con, các phi tần không trực tiếp nuôi dưỡng. Thay thế phi tần làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi nấng hoàng tử, công chúa là bảo mẫu hay còn gọi nhũ mẫu.
Nhũ mẫu thường là những phụ nữ xuất thân trong gia đình bần nông, nghèo khó. Họ đồng ý vào cung làm nhũ mẫu để có tiền giúp gia đình trang trải cuộc sống.
Khi vào cung, nhũ mẫu phải tuân thủ hàng loạt quy tắc khắt khe từ cách nói năng, đi đứng..., đặc biệt là chuyện ăn uống. Trong đó, bảo mẫu phải ăn những món tốt cho sức khỏe để có đủ sữa cho hoàng tử, công chúa bú.
Theo sử liệu, Vương Tiều thị - nhũ mẫu của hoàng đế Phổ Nghi từng phải ăn chân giò luộc không có gia vị mỗi ngày. Dù ăn tới mức phát chán nhưng Vương Tiều thị vẫn phải cố ăn để có đủ sữa cho Phổ Nghi.
Giống như nhiều bảo mẫu khác, Vương Tiều thị sau khi vào cung không được gặp lại con gái mới sinh. Quy định này được thực hiện nhằm ngăn chặn việc các bảo mẫu lén lút cho con ruột của mình bú sữa khiến hoàng tử, công chúa bị đói vì không có đủ sữa ăn.
Khi các hoàng tử và công chúa ngày càng lớn, bảo mẫu sẽ không chỉ chăm lo việc ăn uống, giặt giũ mà còn phải dạy các quy tắc trong cung.
Nếu phạm lỗi trong quá trình nuôi dưỡng con vua thì nhũ mẫu sẽ có thể bị phạt quỳ, phạt đánh, nặng thì có thể mất mạng.
Cuộc sống trong cung cấm của bảo mẫu vô cùng khắc nghiệt, khổ cực. Tuy nhiên, nếu làm tốt thì họ sẽ có thể được hoàng đế, phi tần ban thưởng hậu hĩnh.
Đặc biệt, nếu hoàng tử mà họ nuôi dưỡng trở thành hoàng đế thì nhũ mẫu đó có thể thăng tiến trong hậu cung như chức cao, lương bổng tốt. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.