Chiều 30/4, tại nhà văn hoá thôn Phúc Lâm (xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), những màn gieo pháo đất truyền thống đã diễn ra sau 2 năm phải hoãn vì dịch Covid-19. Tương truyền, vào thời Hai Bà Trưng, khi giặc phương Bắc tới xâm lược, nữ tướng Lê Chân sai binh lính làm những quả pháo đất to, gieo xuống phát ra âm thanh như tiếng nổ lớn khiến kẻ thù khiếp sợ. Để tưởng nhớ công lao của nữ tướng, người dân ở một số huyện của tỉnh Hải Dương thường tổ chức chơi pháo đất vào những dịp hội hè, lễ Tết.Đất nặn pháo là đất thịt không lẫn tạp chất, mỗi miếng đất nặn pháo do 3 người phụ trách. Khi bắt đầu cuộc chơi, người dậm đất, người nặn đất, vỗ đất sao cho phần trung tâm trồi lên. Phần viền pháo được rạch xung quanh bằng dao cật tre rồi phủ một lớp đất mỏng lên. Rạch một đường dài khoảng 5 cm ở mõm pháo để pháo bung ra khi gieo, đánh dấu vị trí đặt tay trên quả pháo cho cân đối là hai bước cuối cùng.Nhóm nặn xong một quả pháo phải hô hào các anh em cùng đội nhưng ở nhóm khác sang hỗ trợ. 6 người chung sức nâng bổng quả pháo lên cao gồm người gieo pháo ở tư thế đứng tấn, người nâng giữa (là người khoẻ nhất) giúp hỗ trợ người gieo pháo, 2 người đỡ ở phần mõm và 2 người ở phía đối diện.Mỗi quả pháo đất mất khoảng 15 phút để hoàn thành, nặng 50-75 kg tuỳ trọng lượng người gieo. Khán giả cùng đồng đội đứng xung quanh người gieo pháo để cổ vũ, khích lệ tinh thần. Mỗi lần pháo tiếp đất sẽ tạo ra tiếng nổ cực lớn, nghe to ngang tiếng sấm.Pháo thủ phải là những người có thể lực và sức khoẻ tốt. Trọng lượng quả pháo phải tương ứng với trọng lượng cơ thể, không vác quá nặng. Khi gieo, pháo thủ phải vào thế tấn chắc chắn, 2 tay ép sát vào nách, 2 chân mở bằng vai, dồn lực vào đầu gối rồi dùng lực của 2 cánh tay để tán pháo và gieo xuống. Quả pháo phải được gieo thật bằng thì mới bung ra.Khoảng cách giữa 2 đầu viền pháo khi bung ra là cách tính điểm cho từng đội với đơn vị thước ta (mỗi thước tương ứng 40 cm). Khi gieo pháo, nếu bị đứt thành từng khúc (gọi là pháo bị bổ) hay pháo xịt (viền đất bao quanh không tách rời với phần trung tâm) thì sẽ không được đo và tính điểm. Gieo xịt 2 lần sẽ bị loại, có người khác thay thế. Mỗi người chỉ được gieo pháo 1 lần/hiệp thi đấu rồi tính tổng.Mỗi hiệp kéo dài 40 phút, tính điểm riêng. Sau 3 hiệp, các đội sẽ nghỉ giải lao khoảng 40 phút rồi tiếp tục chơi nốt 2 hiệp còn lại.Pháo vừa được gieo xong, thành viên trong nhóm nhanh chóng nhào nặn tiếp để thi đấu hiệp sau.Số lượng pháo do BTC quy định, người gieo cũng dựa vào đó để đăng ký, mỗi miếng đất nặn pháo do 3 người phụ trách. Năm nay, với 6 quả pháo và 5 xóm tham gia thì có tất cả 90 pháo thủ. Pháo thủ chính được ghi tên lên thẻ và trong sổ trên bàn trịch. Ai chuẩn bị gieo pháo sẽ được phát thẻ có tên mình cùng số áo, không có thẻ không được gieo, gieo không đưa thẻ cũng không được tính điểm. Mỗi đội sẽ có 4 người cầm trịch (trọng tài) phụ trách gồm 2 người đo tính điểm và 2 người kiểm tra thông tin và ghi số liệu vào sổ trên bàn trịch.Anh Nguyễn Văn Thanh là một trong những pháo thủ hay nhất của đội xóm 1. Anh luôn gieo được quả pháo với viền bung ra dài trung bình 8 thước (khoảng 3,2 m).Ngoài Hải Dương, pháo đất dần trở thành trò chơi truyền thống, ở một số tỉnh miền Bắc khác như Hải Phòng, Thái Bình. Ai cũng có thể chơi pháo đất, bất kể già hay trẻ, gái hay trai.
Chiều 30/4, tại nhà văn hoá thôn Phúc Lâm (xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), những màn gieo pháo đất truyền thống đã diễn ra sau 2 năm phải hoãn vì dịch Covid-19. Tương truyền, vào thời Hai Bà Trưng, khi giặc phương Bắc tới xâm lược, nữ tướng Lê Chân sai binh lính làm những quả pháo đất to, gieo xuống phát ra âm thanh như tiếng nổ lớn khiến kẻ thù khiếp sợ. Để tưởng nhớ công lao của nữ tướng, người dân ở một số huyện của tỉnh Hải Dương thường tổ chức chơi pháo đất vào những dịp hội hè, lễ Tết.
Đất nặn pháo là đất thịt không lẫn tạp chất, mỗi miếng đất nặn pháo do 3 người phụ trách. Khi bắt đầu cuộc chơi, người dậm đất, người nặn đất, vỗ đất sao cho phần trung tâm trồi lên. Phần viền pháo được rạch xung quanh bằng dao cật tre rồi phủ một lớp đất mỏng lên. Rạch một đường dài khoảng 5 cm ở mõm pháo để pháo bung ra khi gieo, đánh dấu vị trí đặt tay trên quả pháo cho cân đối là hai bước cuối cùng.
Nhóm nặn xong một quả pháo phải hô hào các anh em cùng đội nhưng ở nhóm khác sang hỗ trợ. 6 người chung sức nâng bổng quả pháo lên cao gồm người gieo pháo ở tư thế đứng tấn, người nâng giữa (là người khoẻ nhất) giúp hỗ trợ người gieo pháo, 2 người đỡ ở phần mõm và 2 người ở phía đối diện.
Mỗi quả pháo đất mất khoảng 15 phút để hoàn thành, nặng 50-75 kg tuỳ trọng lượng người gieo. Khán giả cùng đồng đội đứng xung quanh người gieo pháo để cổ vũ, khích lệ tinh thần. Mỗi lần pháo tiếp đất sẽ tạo ra tiếng nổ cực lớn, nghe to ngang tiếng sấm.
Pháo thủ phải là những người có thể lực và sức khoẻ tốt. Trọng lượng quả pháo phải tương ứng với trọng lượng cơ thể, không vác quá nặng. Khi gieo, pháo thủ phải vào thế tấn chắc chắn, 2 tay ép sát vào nách, 2 chân mở bằng vai, dồn lực vào đầu gối rồi dùng lực của 2 cánh tay để tán pháo và gieo xuống. Quả pháo phải được gieo thật bằng thì mới bung ra.
Khoảng cách giữa 2 đầu viền pháo khi bung ra là cách tính điểm cho từng đội với đơn vị thước ta (mỗi thước tương ứng 40 cm). Khi gieo pháo, nếu bị đứt thành từng khúc (gọi là pháo bị bổ) hay pháo xịt (viền đất bao quanh không tách rời với phần trung tâm) thì sẽ không được đo và tính điểm. Gieo xịt 2 lần sẽ bị loại, có người khác thay thế. Mỗi người chỉ được gieo pháo 1 lần/hiệp thi đấu rồi tính tổng.
Mỗi hiệp kéo dài 40 phút, tính điểm riêng. Sau 3 hiệp, các đội sẽ nghỉ giải lao khoảng 40 phút rồi tiếp tục chơi nốt 2 hiệp còn lại.
Pháo vừa được gieo xong, thành viên trong nhóm nhanh chóng nhào nặn tiếp để thi đấu hiệp sau.
Số lượng pháo do BTC quy định, người gieo cũng dựa vào đó để đăng ký, mỗi miếng đất nặn pháo do 3 người phụ trách. Năm nay, với 6 quả pháo và 5 xóm tham gia thì có tất cả 90 pháo thủ. Pháo thủ chính được ghi tên lên thẻ và trong sổ trên bàn trịch. Ai chuẩn bị gieo pháo sẽ được phát thẻ có tên mình cùng số áo, không có thẻ không được gieo, gieo không đưa thẻ cũng không được tính điểm. Mỗi đội sẽ có 4 người cầm trịch (trọng tài) phụ trách gồm 2 người đo tính điểm và 2 người kiểm tra thông tin và ghi số liệu vào sổ trên bàn trịch.
Anh Nguyễn Văn Thanh là một trong những pháo thủ hay nhất của đội xóm 1. Anh luôn gieo được quả pháo với viền bung ra dài trung bình 8 thước (khoảng 3,2 m).
Ngoài Hải Dương, pháo đất dần trở thành trò chơi truyền thống, ở một số tỉnh miền Bắc khác như Hải Phòng, Thái Bình. Ai cũng có thể chơi pháo đất, bất kể già hay trẻ, gái hay trai.