Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: Được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và được công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, khởi công xây dựng từ năm 2010 dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau đó dự án thi công ì ạch, sau nhiều lần đội vốn, lùi ngày hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến khai thác thương mại vào tháng 4 năm 2021 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa vận hành. Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương: Tháng 1/2012, Ban quản lý ĐSĐT TP.HCM ký hợp đồng với liên danh tư vấn gói thầu tư vấn thực hiện dự án (Tư vấn IC) với giá trị 43,98 triệu euro, thực hiện tư vấn trong 18 tháng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Kể từ tháng 10/2018, tư vấn đã tạm dừng huy động nhân sự hỗ trợ cho dự án. Tháng 3/2021, UBND TP.HCM đã phê bình nghiêm khắc tập thể lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT TP.HCM giai đoạn 2018 - 2019 vì để xảy ra chậm trễ ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn của tuyến metro số 2. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Là một tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng, một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, nhưng tính đến nay, sau nhiều lần đội vốn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi: Năm 2004 dự án được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ GTVT đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều vấn đề khó khăn nên làm chậm tiến độ thi công. Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2017 khu tổ hợp Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đến tháng 1/2018 Bộ GTVT có văn bản đề nghị bổ sung vốn 1.410 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đáp ứng tiến độ hoàn thành Dự án giai đoạn I vào năm 2024. Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành: Các gói thầu đoạn sử dụng vốn ADB phía Tây và đoạn sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II-2019; các gói thầu sử dụng vốn ADB đoạn phía Tây yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa được hoàn thành. Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (dài 5,4km): Dự án do Sở GTVT Phú Yên làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ khi sản lượng mới đạt khoảng 46,8%, chậm 14,5% so với kế hoạch. Dự án thi công chậm do vướng mắc trong công tác GPMB. Đến giữa tháng 6/2021, dự án mới nhận bàn giao được 4,6km, đạt 83,9%. Phần mặt bằng còn lại khoảng 800m do các 49 hộ dân còn khiếu nại về chính sách tái định cư. Dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương (dài 6,2km): Do Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư, theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành trong tháng 12/2020. Sau đó, Bộ GTVT đã phải gia hạn lần 1, tiến độ hoàn thành vào ngày 30/6/2021. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2021, dù chỉ có 1 gói thầu xây lắp nhưng sản lượng thi công dự án mới đạt khoảng 76,5%. Dự án Cầu Thủ Thiêm 2: Dự án cầu Thủ Thiêm 2 với tổng vốn đầu tư 4.260 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào đầu 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng đến nay, vướng mắc về công tắc giải phóng mặt bằng khiến dự án chưa thể hoàn thành. Dự án khép kín vành đai 2 - đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng - nút giao thông Gò Dưa (Q.Thủ Đức, dài 2,75km): Bắt đầu thi công từ năm 2017 do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Mặc dù chỉ dài 2,75km nhưng cho đến nay (7/2021) sau 4 năm thi công dự án vẫn là một bãi đất hoang với vật liệu xây dựng ngổn ngang. Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên: Được khởi động từ năm 2005. Dự án có Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, tháng 12/2008, Tisco đã báo cáo trượt giá VLXD, chi phí nhân công, chi phí nhập khẩu thiết bị… tăng từ 58% đến 113% so với thời điểm ký kết. Đến năm 2012, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng.>>> Mời quý độc giả xem video: Bình Dương: Điều tra hàng loạt dự án bất động sản sai phạm. (Nguồn: THTPCT)
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội: Được đầu tư xây dựng bởi Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và được công ty Systra của Pháp tư vấn thiết kế, khởi công xây dựng từ năm 2010 dự kiến hoàn thành năm 2015. Sau đó dự án thi công ì ạch, sau nhiều lần đội vốn, lùi ngày hoàn thành vào năm 2019. Dự kiến khai thác thương mại vào tháng 4 năm 2021 nhưng đến nay dự án vẫn chưa được đưa vào sử dụng.
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Dự án dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Dù vậy, đến nay dự án vẫn chưa vận hành.
Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương: Tháng 1/2012, Ban quản lý ĐSĐT TP.HCM ký hợp đồng với liên danh tư vấn gói thầu tư vấn thực hiện dự án (Tư vấn IC) với giá trị 43,98 triệu euro, thực hiện tư vấn trong 18 tháng nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Kể từ tháng 10/2018, tư vấn đã tạm dừng huy động nhân sự hỗ trợ cho dự án. Tháng 3/2021, UBND TP.HCM đã phê bình nghiêm khắc tập thể lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT TP.HCM giai đoạn 2018 - 2019 vì để xảy ra chậm trễ ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn của tuyến metro số 2.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông: Là một tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng, một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, nhưng tính đến nay, sau nhiều lần đội vốn, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi: Năm 2004 dự án được Chính phủ thông qua và giao cho Bộ GTVT đầu tư thực hiện. Tuy nhiên, dự án gặp nhiều vấn đề khó khăn nên làm chậm tiến độ thi công. Sau nhiều lần điều chỉnh, tháng 9/2017 khu tổ hợp Ngọc Hồi của huyện Thanh Trì đã hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đến tháng 1/2018 Bộ GTVT có văn bản đề nghị bổ sung vốn 1.410 tỷ đồng vốn đối ứng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tiếp tục triển khai các bước tiếp theo để đáp ứng tiến độ hoàn thành Dự án giai đoạn I vào năm 2024.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành: Các gói thầu đoạn sử dụng vốn ADB phía Tây và đoạn sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II-2019; các gói thầu sử dụng vốn ADB đoạn phía Tây yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Nhưng đến nay dự án vẫn chậm tiến độ, chưa được hoàn thành.
Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25 (dài 5,4km): Dự án do Sở GTVT Phú Yên làm chủ đầu tư đang chậm tiến độ khi sản lượng mới đạt khoảng 46,8%, chậm 14,5% so với kế hoạch. Dự án thi công chậm do vướng mắc trong công tác GPMB. Đến giữa tháng 6/2021, dự án mới nhận bàn giao được 4,6km, đạt 83,9%. Phần mặt bằng còn lại khoảng 800m do các 49 hộ dân còn khiếu nại về chính sách tái định cư.
Dự án đầu tư QL27 đoạn tránh Liên Khương (dài 6,2km): Do Sở GTVT Lâm Đồng làm chủ đầu tư, theo kế hoạch ban đầu, dự án hoàn thành trong tháng 12/2020. Sau đó, Bộ GTVT đã phải gia hạn lần 1, tiến độ hoàn thành vào ngày 30/6/2021. Tuy nhiên, đến giữa tháng 6/2021, dù chỉ có 1 gói thầu xây lắp nhưng sản lượng thi công dự án mới đạt khoảng 76,5%.
Dự án Cầu Thủ Thiêm 2: Dự án cầu Thủ Thiêm 2 với tổng vốn đầu tư 4.260 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào đầu 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Nhưng đến nay, vướng mắc về công tắc giải phóng mặt bằng khiến dự án chưa thể hoàn thành.
Dự án khép kín vành đai 2 - đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng - nút giao thông Gò Dưa (Q.Thủ Đức, dài 2,75km): Bắt đầu thi công từ năm 2017 do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái thực hiện theo hình thức hợp đồng BT. Mặc dù chỉ dài 2,75km nhưng cho đến nay (7/2021) sau 4 năm thi công dự án vẫn là một bãi đất hoang với vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên: Được khởi động từ năm 2005. Dự án có Tổng mức đầu tư ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, tháng 12/2008, Tisco đã báo cáo trượt giá VLXD, chi phí nhân công, chi phí nhập khẩu thiết bị… tăng từ 58% đến 113% so với thời điểm ký kết. Đến năm 2012, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng.
>>> Mời quý độc giả xem video: Bình Dương: Điều tra hàng loạt dự án bất động sản sai phạm. (Nguồn: THTPCT)