Từ thành phố Cao Bằng, ngược Quốc lộ 34 khoảng 50 km sẽ đến mỏ thiếc Tĩnh Túc, nằm ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Ra đời từ năm 1955 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, Mỏ thiếc Tĩnh Túc (nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng) trở thành nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời kỳ đó. Đây cũng được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu của Việt Nam. Đến nay, chiếc bia hữu nghị Việt - Xô, ghi rõ "Mỏ thiếc Cao Bằng do Liên bang Xô Viết giúp đỡ xây dựng và trang bị máy móc sản xuất. Hoàn thành 6/10/1956. Tình hữu nghị Việt - Xô bền vững muôn năm" vẫn được dựng trang trọng ở phía trước của mỏ. Theo các nhân chứng, đây là tấm bia nguyên bản từ những năm 1950, dù đã di chuyển vài lần nhưng không hề thay đổi gì so với những ngày đầu.Tại Khu quần thể Lịch sử - Truyền thống - Văn hoá bên ngoài mỏ có bức tượng Bác Hồ vẫy tay chào cùng với tấm phù điêu khổng lồ ghi lại quá trình phát triển của Mỏ thiếc Tĩnh Túc, từ những ngày khai thác thủ công dưới sự đàn áp của thực dân Pháp cho đến khi được cơ khí hóa. Ngày 15/9/1958, Mỏ thiếc Tĩnh Túc vinh dự được Bác Hồ về thăm.Trong ảnh là ông Võ Đình Minh, (nguyên quán Nghĩa Phương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) là con của ông Võ Đình Khôi, cán bộ tỉnh Quảng Ngãi, tập kết ra Bắc rồi được Nhà nước phân công về làm Trưởng phòng Đời sống của Mỏ thiếc Tĩnh Túc. Bản thân ông Minh cũng từng học tập và công tác tại xưởng cơ ký của mỏ trước khi đi bộ đội vào cuối những năm 1980. Theo ông Minh, thời điểm những năm 60-70 của thế kỷ trước, Tĩnh Túc là thị trấn sầm uất, dân số cả vài ngàn người, đèn điện sáng trưng, đời sống sung túc.Hiện nay, công tác khai khoáng, sàng lọc quặng thiếc tại Tĩnh Túc vẫn được duy trì. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đơn vị có một bề dày lịch sử và truyền thống của nhiều thế hệ giai cấp công nhân vùng mỏ, với sản phẩm truyền thống là thiếc thỏi thương phẩm 99,75% Sn. Trong những năm kháng chiến những thành quả lao động của đơn vị đã đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc kháng chiến thống nhất đất nước. Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong thời kỳ đổi mới để tồn tại và phát triển công ty đã có nhiều chuyển biến và thay đổi cách tư duy mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.Anh Dương, Tổ trưởng KCS, đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra nhằm đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ của nhà máy đang làm nhiệm vụ phơi quặng thiếc. Theo cán bộ của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, tỷ lệ quặng thiếc thu được hiện nay vào khoảng 200 gr/m3 đất. Thời kỳ cao điểm có lúc mỗi m3 đất ở Tĩnh Túc có thể thu được đến 1 kg quặng.Để giúp các thế hệ đi sau hiểu rõ hơn về hoạt động của mỏ thiếc từ những ngày đầu, các công nhân của mỏ đã tự tay đắp lên những chiếc sa bàn rất chi tiết về các công trình trong và ngoài mỏ từ những năm 1960. Theo cán bộ của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, các sa bàn này từng được đưa lên tàu hỏa, chở về Hà Nội để tránh bị phá hủy trong thời kỳ xảy ra chiến tranh.Theo biểu đồ thống kê qua các thời kỳ, năm mỏ đạt sản lượng cao nhất là 1962, với tổng số 619 tấn quặng thiếc khai thác được. Sau đó, đến năm 1967 là thời điểm số lượng công nhân của mỏ đạt đỉnh với tổng số 3.000 người. Để phục vụ cho từng đó công nhân, lực lượng chăm lo đời sống phải lên đến hàng chục người, chưa kể những người phải đi học để nấu ăn, phục vụ riêng cho các chuyên gia Liên Xô.Ngoài hệ thống nhà xưởng, máy móc và các công trình công cộng thì các khu nhà tập thể từ thời Liên Xô vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khu tập thể ông Minh đang giới thiệu trong ảnh được xây năm 1988, đến giờ vẫn là nơi sinh sống của nhiều thế hệ công nhân mỏ, trong đó có những người trẻ 8x, 9x vẫn nối nghiệp cha ông ở vùng đất mang tên Tĩnh Túc này.Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình vì xây dựng đã quá lâu, bây giờ đã xuống cấp trầm trọng nên không còn được sử dụng nữa. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử nhưng thời điểm này có thể nói Mỏ thiếc Tĩnh Túc hay Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng đang có sự khởi sắc nhất định. Những công nhân trẻ của đơn vị cho biết, hiện nay thu nhập hàng tháng của họ có thể đạt tới 6 - 7 triệu đồng/tháng, còn nếu tính trung bình cho cả đơn vị, thu nhập có thể lên đến 11 triệu đồng/tháng.
Từ thành phố Cao Bằng, ngược Quốc lộ 34 khoảng 50 km sẽ đến mỏ thiếc Tĩnh Túc, nằm ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Ra đời từ năm 1955 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, Mỏ thiếc Tĩnh Túc (nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng) trở thành nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời kỳ đó. Đây cũng được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu của Việt Nam.
Đến nay, chiếc bia hữu nghị Việt - Xô, ghi rõ "Mỏ thiếc Cao Bằng do Liên bang Xô Viết giúp đỡ xây dựng và trang bị máy móc sản xuất. Hoàn thành 6/10/1956. Tình hữu nghị Việt - Xô bền vững muôn năm" vẫn được dựng trang trọng ở phía trước của mỏ. Theo các nhân chứng, đây là tấm bia nguyên bản từ những năm 1950, dù đã di chuyển vài lần nhưng không hề thay đổi gì so với những ngày đầu.
Tại Khu quần thể Lịch sử - Truyền thống - Văn hoá bên ngoài mỏ có bức tượng Bác Hồ vẫy tay chào cùng với tấm phù điêu khổng lồ ghi lại quá trình phát triển của Mỏ thiếc Tĩnh Túc, từ những ngày khai thác thủ công dưới sự đàn áp của thực dân Pháp cho đến khi được cơ khí hóa. Ngày 15/9/1958, Mỏ thiếc Tĩnh Túc vinh dự được Bác Hồ về thăm.
Trong ảnh là ông Võ Đình Minh, (nguyên quán Nghĩa Phương, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) là con của ông Võ Đình Khôi, cán bộ tỉnh Quảng Ngãi, tập kết ra Bắc rồi được Nhà nước phân công về làm Trưởng phòng Đời sống của Mỏ thiếc Tĩnh Túc. Bản thân ông Minh cũng từng học tập và công tác tại xưởng cơ ký của mỏ trước khi đi bộ đội vào cuối những năm 1980. Theo ông Minh, thời điểm những năm 60-70 của thế kỷ trước, Tĩnh Túc là thị trấn sầm uất, dân số cả vài ngàn người, đèn điện sáng trưng, đời sống sung túc.
Hiện nay, công tác khai khoáng, sàng lọc quặng thiếc tại Tĩnh Túc vẫn được duy trì. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đơn vị có một bề dày lịch sử và truyền thống của nhiều thế hệ giai cấp công nhân vùng mỏ, với sản phẩm truyền thống là thiếc thỏi thương phẩm 99,75% Sn. Trong những năm kháng chiến những thành quả lao động của đơn vị đã đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc kháng chiến thống nhất đất nước. Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và trong thời kỳ đổi mới để tồn tại và phát triển công ty đã có nhiều chuyển biến và thay đổi cách tư duy mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm.
Anh Dương, Tổ trưởng KCS, đảm nhận việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra nhằm đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ của nhà máy đang làm nhiệm vụ phơi quặng thiếc. Theo cán bộ của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, tỷ lệ quặng thiếc thu được hiện nay vào khoảng 200 gr/m3 đất. Thời kỳ cao điểm có lúc mỗi m3 đất ở Tĩnh Túc có thể thu được đến 1 kg quặng.
Để giúp các thế hệ đi sau hiểu rõ hơn về hoạt động của mỏ thiếc từ những ngày đầu, các công nhân của mỏ đã tự tay đắp lên những chiếc sa bàn rất chi tiết về các công trình trong và ngoài mỏ từ những năm 1960. Theo cán bộ của Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng, các sa bàn này từng được đưa lên tàu hỏa, chở về Hà Nội để tránh bị phá hủy trong thời kỳ xảy ra chiến tranh.
Theo biểu đồ thống kê qua các thời kỳ, năm mỏ đạt sản lượng cao nhất là 1962, với tổng số 619 tấn quặng thiếc khai thác được. Sau đó, đến năm 1967 là thời điểm số lượng công nhân của mỏ đạt đỉnh với tổng số 3.000 người. Để phục vụ cho từng đó công nhân, lực lượng chăm lo đời sống phải lên đến hàng chục người, chưa kể những người phải đi học để nấu ăn, phục vụ riêng cho các chuyên gia Liên Xô.
Ngoài hệ thống nhà xưởng, máy móc và các công trình công cộng thì các khu nhà tập thể từ thời Liên Xô vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khu tập thể ông Minh đang giới thiệu trong ảnh được xây năm 1988, đến giờ vẫn là nơi sinh sống của nhiều thế hệ công nhân mỏ, trong đó có những người trẻ 8x, 9x vẫn nối nghiệp cha ông ở vùng đất mang tên Tĩnh Túc này.
Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình vì xây dựng đã quá lâu, bây giờ đã xuống cấp trầm trọng nên không còn được sử dụng nữa. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử nhưng thời điểm này có thể nói Mỏ thiếc Tĩnh Túc hay Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng đang có sự khởi sắc nhất định. Những công nhân trẻ của đơn vị cho biết, hiện nay thu nhập hàng tháng của họ có thể đạt tới 6 - 7 triệu đồng/tháng, còn nếu tính trung bình cho cả đơn vị, thu nhập có thể lên đến 11 triệu đồng/tháng.