Từng trải qua cuộc sống hoang dã, suốt 40 năm, "người rừng" Hồ Văn Lang (ngụ xã Trà Phong, huyện vùng cao Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) sống cùng người cha biệt lập giữa rừng sâu. Ông Hồ Văn Thanh đã đưa anh Lang vào rừng sống hoang dã từ lúc chưa đầy 2 tuổi nên người dân địa phương hay gọi anh ta là "người rừng", còn báo chí nước ngoài gọi là Tarzan Việt Nam.Suốt 40 năm, cha con anh Lang sống trên chòi lá hệt như "tổ chim" vắt vẻo trên thân chò già và hàng chục cây lồ ô cổ thụ chống đỡ bên dưới. Hàng ngày họ mặc quần áo bện bằng vỏ cây rừng, săn bắt thú, hái lượm và làm nương rẫy tự cung tự cấp lương thực sống qua ngày.Sau ba năm giải cứu về làng, cha con anh Lang vẫn còn quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã giữa rừng sâu. Suốt ngày, ông Hồ Văn Thanh cứ ngồi trầm ngâm trong nhà, hầu như không trò chuyện với ai.Riêng anh Lang lại thích lên rừng dựng chòi lá gắn bó với nương rẫy, sống một mình trên đỉnh núi.Tùy theo mùa, "người rừng" này trồng lúa, hoa màu, làm cỏ, thu hoạch trên rẫy với niềm vui đơn giản của đời mình.Nương của người rừng có lúa rẫy, bắp (ngô) và cả dụng cụ đuổi chim, thú bảo vệ mùa màng làm bằng tre, nứa phát ra âm thanh giai điệu núi rừng độc đáo.Thời gian nghỉ ngơi, anh Lang ngồi trầm ngâm trước chòi lá nhìn xa xăm về phía rừng già quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã một thời của mình.Ông Hồ Văn Tri (em ruột của anh Lang) cho hay, sau ba năm trở về làng, dù các doanh nghiệp đã xây tặng nhà gạch, ngói nhưng anh Lang ít khi ở nhà. "Anh bảo thích ở chòi lá trên rẫy hơn vì sống trên rừng quen rồi. Nhiều khi muốn kiếm cho anh cô vợ nhưng vì đã 46 tuổi nên đến nay chưa có mối nào ưng. Thấy anh ấy ở một mình trên núi cả tuần, cả tháng, tôi cảm thấy thương nhiều lắm nhưng không biết phải làm sao", ông Tri thổ lộ.Cầu thang bắc lên chòi lá của anh Lang là ba thân cây keo ghép lại, buộc chặt bằng dây mây rừng.Ngoài giờ làm nương rẫy, anh kiếm củi trên rừng dự trữ làm chất đốt nấu ăn, sưởi ấm về đêm.
Từng trải qua cuộc sống hoang dã, suốt 40 năm, "người rừng" Hồ Văn Lang (ngụ xã Trà Phong, huyện vùng cao Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) sống cùng người cha biệt lập giữa rừng sâu. Ông Hồ Văn Thanh đã đưa anh Lang vào rừng sống hoang dã từ lúc chưa đầy 2 tuổi nên người dân địa phương hay gọi anh ta là "người rừng", còn báo chí nước ngoài gọi là Tarzan Việt Nam.
Suốt 40 năm, cha con anh Lang sống trên chòi lá hệt như "tổ chim" vắt vẻo trên thân chò già và hàng chục cây lồ ô cổ thụ chống đỡ bên dưới. Hàng ngày họ mặc quần áo bện bằng vỏ cây rừng, săn bắt thú, hái lượm và làm nương rẫy tự cung tự cấp lương thực sống qua ngày.
Sau ba năm giải cứu về làng, cha con anh Lang vẫn còn quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã giữa rừng sâu. Suốt ngày, ông Hồ Văn Thanh cứ ngồi trầm ngâm trong nhà, hầu như không trò chuyện với ai.
Riêng anh Lang lại thích lên rừng dựng chòi lá gắn bó với nương rẫy, sống một mình trên đỉnh núi.
Tùy theo mùa, "người rừng" này trồng lúa, hoa màu, làm cỏ, thu hoạch trên rẫy với niềm vui đơn giản của đời mình.
Nương của người rừng có lúa rẫy, bắp (ngô) và cả dụng cụ đuổi chim, thú bảo vệ mùa màng làm bằng tre, nứa phát ra âm thanh giai điệu núi rừng độc đáo.
Thời gian nghỉ ngơi, anh Lang ngồi trầm ngâm trước chòi lá nhìn xa xăm về phía rừng già quay quắt nhớ cuộc sống hoang dã một thời của mình.
Ông Hồ Văn Tri (em ruột của anh Lang) cho hay, sau ba năm trở về làng, dù các doanh nghiệp đã xây tặng nhà gạch, ngói nhưng anh Lang ít khi ở nhà. "Anh bảo thích ở chòi lá trên rẫy hơn vì sống trên rừng quen rồi. Nhiều khi muốn kiếm cho anh cô vợ nhưng vì đã 46 tuổi nên đến nay chưa có mối nào ưng. Thấy anh ấy ở một mình trên núi cả tuần, cả tháng, tôi cảm thấy thương nhiều lắm nhưng không biết phải làm sao", ông Tri thổ lộ.
Cầu thang bắc lên chòi lá của anh Lang là ba thân cây keo ghép lại, buộc chặt bằng dây mây rừng.
Ngoài giờ làm nương rẫy, anh kiếm củi trên rừng dự trữ làm chất đốt nấu ăn, sưởi ấm về đêm.