Con đường dẫn đến "ốc đảo" của hai chị em “ người rừng” đơn thân Nguyễn Thị Ngọc (66 tuổi) và Nguyễn Thị Môn (55 tuổi) tại thôn Ngọc Liễn, xã Liên Hoà, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) quanh co, lầy lội và hoang vắng.Thấy có khách đến, cô Ngọc khá bất ngờ và cảnh giác. Vì từ trước đến nay, ngoài hai chị em, không bao giờ có người lạ lên ốc đảo.Cô Ngọc cho biết: “Gia đình cô sống ở đảo này từ năm 1948. Lúc đó ông cụ sinh ra cô quê gốc Thanh Hoá làm thầy lang. Sau khi được người nhà bệnh nhân mời đến chữa bệnh, thấy ở đây thuận lợi cho việc sinh sống và hành nghề, nên cụ ông đã định cư. Do thực dân Pháp vào làng càn quét, nên hai cụ đã mua đảo này để ở. Đảo có diện tích 2,2 mẫu và cũng là nơi 7 anh em nhà cô sinh ra ở đây. Hiện nay 5 anh em đã sinh sống ở nơi khác, chỉ còn hai chị em không lấy chồng nương tựa vào nhau".Từ trước đến nay, người trong làng này và nhiều người nơi khác đều gọi 2 chị em là "người rừng". Họ thêu dệt nhiều câu chuyện ma quái để nói về hai cô. Cho nên, thấy có khách lạ đến chơi, cô Muôn vừa đi cuốc ruộng về cũng không khỏi ngỡ ngàng.Cuộc sống giữa ốc đảo khiến cho hai người phụ nữ quên lấy chồng. Họ không muốn rời đảo, nơi đã sinh ra mình.Nhưng quan trọng hơn hết, đó là không khí trong lành, thoải mái, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên giữa nơi rừng núi hoang dã.Cuộc sống hơn 50 năm của hai chị em người rừng chưa biết tới bệnh viện và mua thức ăn ở chợ. Vì hai cô rất sợ những thứ hoá chất có trong thực phẩm hiện nay."Lúc mới ra đảo này nhiều ổi lắm, nên các cô gọi là đảo ổi. Nhưng đảo cũng có rất nhiều cây thuốc quý để chữa bệnh. Mấy năm trước, nhiều người ở mọi nơi tìm đến đây để đào trộm cây thuốc về bán và phá đảo. Các cô phải đấu tranh nhiều lắm mới giữ được" - cô Muôn tâm sự.Nếu đi đâu thấy có cây lạ có thể chữa bệnh và ăn được là cô Ngọc lại mang về trồng tại đảo.Gian nhà hoang vắng với nhiều đồ đạc bụi bặm được hai chị em đi sưu tầm mọi nơi.Để cải thiện bữa ăn, cô Ngọc mang lưới đi bắt cá trong ao ngay trên đảo để lấy nguồn thực phẩm.Nguồn nước dùng để sinh hoạt và ăn uống lấy từ giếng giữa đảo. Nước rất mát, không có độc do các dễ cây đã lọc độc tố.
Con đường dẫn đến "ốc đảo" của hai chị em “ người rừng” đơn thân Nguyễn Thị Ngọc (66 tuổi) và Nguyễn Thị Môn (55 tuổi) tại thôn Ngọc Liễn, xã Liên Hoà, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) quanh co, lầy lội và hoang vắng.
Thấy có khách đến, cô Ngọc khá bất ngờ và cảnh giác. Vì từ trước đến nay, ngoài hai chị em, không bao giờ có người lạ lên ốc đảo.
Cô Ngọc cho biết: “Gia đình cô sống ở đảo này từ năm 1948. Lúc đó ông cụ sinh ra cô quê gốc Thanh Hoá làm thầy lang. Sau khi được người nhà bệnh nhân mời đến chữa bệnh, thấy ở đây thuận lợi cho việc sinh sống và hành nghề, nên cụ ông đã định cư. Do thực dân Pháp vào làng càn quét, nên hai cụ đã mua đảo này để ở. Đảo có diện tích 2,2 mẫu và cũng là nơi 7 anh em nhà cô sinh ra ở đây. Hiện nay 5 anh em đã sinh sống ở nơi khác, chỉ còn hai chị em không lấy chồng nương tựa vào nhau".
Từ trước đến nay, người trong làng này và nhiều người nơi khác đều gọi 2 chị em là "người rừng". Họ thêu dệt nhiều câu chuyện ma quái để nói về hai cô. Cho nên, thấy có khách lạ đến chơi, cô Muôn vừa đi cuốc ruộng về cũng không khỏi ngỡ ngàng.
Cuộc sống giữa ốc đảo khiến cho hai người phụ nữ quên lấy chồng. Họ không muốn rời đảo, nơi đã sinh ra mình.
Nhưng quan trọng hơn hết, đó là không khí trong lành, thoải mái, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên giữa nơi rừng núi hoang dã.
Cuộc sống hơn 50 năm của hai chị em người rừng chưa biết tới bệnh viện và mua thức ăn ở chợ. Vì hai cô rất sợ những thứ hoá chất có trong thực phẩm hiện nay.
"Lúc mới ra đảo này nhiều ổi lắm, nên các cô gọi là đảo ổi. Nhưng đảo cũng có rất nhiều cây thuốc quý để chữa bệnh. Mấy năm trước, nhiều người ở mọi nơi tìm đến đây để đào trộm cây thuốc về bán và phá đảo. Các cô phải đấu tranh nhiều lắm mới giữ được" - cô Muôn tâm sự.
Nếu đi đâu thấy có cây lạ có thể chữa bệnh và ăn được là cô Ngọc lại mang về trồng tại đảo.
Gian nhà hoang vắng với nhiều đồ đạc bụi bặm được hai chị em đi sưu tầm mọi nơi.
Để cải thiện bữa ăn, cô Ngọc mang lưới đi bắt cá trong ao ngay trên đảo để lấy nguồn thực phẩm.
Nguồn nước dùng để sinh hoạt và ăn uống lấy từ giếng giữa đảo. Nước rất mát, không có độc do các dễ cây đã lọc độc tố.