Cuộc họp đặc biệt giữa toà chung cư bỏ hoang

Google News

9 giờ sáng, nhóm liên lạc trên Zalo của các y - bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Da Liễu đồng loạt nhận thông báo: "Do tính khẩn cấp, chiều nay 13 giờ, chúng ta lên đường để lập bệnh viện dã chiến".
 

Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang
 
9 giờ sáng, nhóm liên lạc trên Zalo của các y - bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Da Liễu đồng loạt nhận thông báo: "Do tính khẩn cấp, chiều nay 13 giờ, chúng ta lên đường để lập bệnh viện dã chiến".
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-2
 
Thông báo đó khiến nhiều bác sĩ (BS), điều dưỡng bất ngờ bởi theo kế hoạch, 3 ngày nữa mới bắt đầu tham gia tuyến đầu chống dịch. Nhiều người chỉ kịp về nhà lấy hành lý, chưa kịp từ biệt gia đình.
Thời điểm đó, điều dưỡng Lê Thị Tuệ Tính đang có lịch lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng. Hơn 11 giờ, chị nhanh chóng chạy về nhà gom ít quần áo và chỉ kịp ôm 2 con. Đứa con gái lớn nói với giọng trách móc: "Mẹ lại đi nữa phải không?". Đứa con út 6 tuổi mắc bệnh hen suyễn ôm chặt cổ, khóc: "Mẹ đi xa là con ghét mẹ!".
Chị Tính đành trấn an bằng cách hướng dẫn cháu tự chăm sóc bản thân. Thường ngày, con của chị Tính mỗi lần lên cơn hen suyển lập tức có người trợ giúp. Nhưng lần này, cháu đã được hướng dẫn và không còn nhờ sự giúp sức từ ai. Điều này một phần giúp nữ hộ lý cầm ba lô lên đường một chút yên lòng.
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-3
 Nhân viên y tế Bệnh viện Da Liễu di chuyển đồ đạc để chuẩn bị lập Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12
Đúng giờ, chị cùng hơn 80 nhân viên thuộc Bệnh viện Da Liễu lên đường. Khi vừa đặt chân đến cụm chung cư R5 khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) cũng là lúc mọi người nhận được thông báo mới: Nơi đây sẽ được đặt tên Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12.
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-4
Cuộc họp diễn ra vội vã khi các y - bác sĩ vẫn còn lỉnh kỉnh hành lý trên tay 
Tại nhà sinh hoạt cộng đồng của toà chung cư bỏ hoang hơn 10 năm, cuộc họp diễn ra khi mọi người trên tay vẫn lỉnh kỉnh hành lý. Sơ đồ chung cư được vẽ lại chia các khu điều trị theo từng tầng.
"Tôi biết nhiều đồng nghiệp vẫn chưa kịp ôm con, gặp người thân nói lời tạm biệt. Nhưng tôi tin rằng tất cả chúng ta đều thông cảm được việc này vì đâu đó ngoài kia, nhiều người thân sẽ được chúng ta bảo vệ bằng những hy sinh cá nhân" - Bác sĩ Phạm Đăng Trọng Tường, Phó Giám đốc Bệnh viện Da Liễu, trấn an.
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-5
Các bác sĩ dọn dẹp vệ sinh, tranh thủ cắt tóc cho nhau trước khi đón các bệnh nhân vào. 
Cuộc họp diễn ra chừng 15 phút, các bác sĩ lập tức nhận nhiệm vụ để kịp đón nhóm F1 và F0 vào cách ly, điều trị. Căn chung cư chẳng có một vật dụng, họ phải tự khuân vác từng giường xếp tầng trệt lên. Không có đồ treo quần áo, mọi người tự giăng dây để làm nơi tạm. Như đã được lập trình sẵn, từng nhóm bác sĩ, điều dưỡng chia công việc theo khu vực và liên lạc bằng điện thoại.
>>> CLIP Các bác sĩ Bệnh viện Da Liễu gấp rút lập bệnh viện dã chiến từ một chung cư bỏ hoang. Họ hô vang: "Quyết thắng! Quyết thắng".
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-6
 
Vừa cầm trên tay hộp cơm tối, bác sĩ Đoan Trang, Khoa Dược Bệnh viện Da Liễu, phải bỏ nửa chừng vì tin nhắn liên tục. "Đồng đội ơi! Phụ giúp nhóm bác sĩ Ngân kiệt sức vì lau dọn phòng để đón bệnh nhân", "Nhà mình ơi! Có ai biết cách sửa toilet lên giúp tại căn hộ tầng 12. Ai còn khoẻ phụ lắp giúp cửa phòng tầng 14. Mai nhờ người mua xi-măng dán lại gạch tầng 23… Tầng 16 bị chập điện, mùi hôi cần lau chùi gấp…".
Cứ như vậy, đêm đầu tiên chẳng ai nghỉ ngơi. Thang máy di chuyển liên tục, các bác sĩ, y tá cởi bỏ áo blouse, xắn ống quần vừa lau dọn vừa chuyển và sắp xếp trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt…
Mọi thứ tạm xong cũng là lúc đồng hồ điểm 2 giờ sáng. Trở về phòng, bác sĩ Trang người mệt lả, đầu đầy bụi. Lúc này chị mới có thời gian dọn dẹp nơi ở tạm của mình.
Ngày hôm sau, lần lượt từng bệnh nhân được đưa vào. Công việc tăng lên gấp bội. Các sự cố liên quan đến hỏng hệ thống nước sinh hoạt trong căn hộ lại tái diễn. Nhóm liên lạc lại lần nữa nhờ đội kỹ thuật hỗ trợ.
Thấy vậy, một nam điều dưỡng xung phong lên làm bởi khu vực này nếu như nhân viên kỹ thuật không biết cách mặc đồ phòng hộ an toàn rất dễ lây bệnh. Trong suốt những ngày ở bệnh viện, từ khâu chăm lo sức khoẻ đến những việc nhỏ như nhặt rác, vận chuyển hàng hoá cho bệnh nhân… phần lớn do các y - bác sĩ làm.
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-7
Chuyến công tác đặc biệt trong lòng thành phố của các bác sĩ 
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-8
 
Tại Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 (phường An Khánh, TP Thủ Đức), 275 nhân viên y tế, 100 dân quân của TP HCM và 70 y - bác sĩ đến từ tỉnh Quảng Ninh đang điều trị cho hơn 4.100 bệnh nhân.
Theo bác sĩ Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6, trong quá trình điều trị với số lượng bệnh nhân lớn nên xảy ra tình trạng nhiều nhân viên y tế tại đây là F0.
Hiện bệnh viện đã có khoa xét nghiệm và khoa cận lâm sàng về chẩn đoán hình ảnh để có thể hỗ trợ cho bệnh nhân được tốt nhất. Bên cạnh đó, bệnh viện còn hội chẩn online với các chuyên gia lâm sàng nhằm thoái lui tình trạng bệnh nhân trở nặng phải chuyển lên tuyến trên.
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-9
 
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-10
 Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 thăm khám cho bệnh nhân - Ảnh: LIÊN ANH
Là tầng hai trong mô hình tháp 5 tầng điều trị Covid-19 của TP HCM, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 (khu tái định cư 30ha Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) đang điều trị cho 4.079 bệnh nhân Covid-19. Bệnh viện trưng dụng từ 20 block nhà, được chia thành 4 khu, đều là các chung cư tái định cư đã bỏ hoang hơn 10 năm, không có thang máy.
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4, cho biết bệnh viện đã bố trí 1 phòng sơ cứu mỗi block nhà, 1 phòng cấp cứu mỗi khu. Tổng cộng có 80 giường sơ cứu và 11 giường cấp cứu.
Nơi ở cho nhân viên y tế và dân quân được trưng dụng từ 3 trường mầm non và tiểu học làm trụ sở, nhờ đó đã tách biệt rõ các khu vực hành chính, nơi ở nhân viên không tiếp xúc nhau, có lối đi riêng nhằm giảm nguy cơ lây bệnh. Bệnh viện đã có hơn 200 bệnh nhân Covid-19 xuất viện đầu tiên từ khi đưa vào hoạt động ngày 7-7 đến nay.
Tham gia hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 gần 1 tháng qua, bác sĩ Tống Hồ Từ Phương, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, chỉ tranh thủ được vài phút để gọi điện hỏi thăm con gái 4 tuổi ở nhà.
Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, thời tiết nóng nực, bất tiện nhiều thứ cả về ăn uống lẫn giải trí. Vì vậy, thời gian đầu, bệnh nhân mới đến căng thẳng, cáu gắt. Hiểu được tâm lý của người bệnh, các nhân viên y tế chỉ biết động viên nhau và trò chuyện cùng người bệnh để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực.
Cuoc hop dac biet giua toa chung cu bo hoang-Hinh-11
 
Ở đây, mỗi người mỗi việc. Các lực lượng dân quân, tình nguyện viên sẽ vận chuyển đồ của người nhà gửi cho bệnh nhân, đi bộ đến từng khu nhà rộng lớn ngày 3 lần đều đặn phát cơm cho người bệnh. Còn các bác sĩ phải tích cực sơ cứu chăm sóc, theo dõi bệnh nhân thở oxy có khi nguyên đêm.
"Có những ca xử lý tình huống chuyển nặng, phải bóp bóng qua mask hằng giờ chờ chuyển viện, cố gắng giành lại sự sống cho bệnh nhân. Chỉ tranh thủ được vài chục phút ít ỏi trong ngày họp và trao đổi chuyên môn thì mới bỏ đồ bảo hộ ra. Chỉ mong rằng tất cả chúng ta sẽ luôn giữ tinh thần lạc quan để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh" – bác sĩ Phương trải lòng.
Theo Hải Yến- Lê Phong/Người Lao động

>> xem thêm

Bình luận(0)