Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Trong đó có đề cập đến phản hồi về việc cử tri phản ánh công ty điện lực gửi 3.000 tỉ đồng tại ngân hàng.
heo đó, cử tri tỉnh An Giang phản ánh: "... cơ quan thanh tra đã phát hiện các công ty điện lực có số tiền gửi 3.000 tỉ đồng tại các tổ chức tín dụng". Vì vậy, cử tri tỉnh An Giang đề nghị Thanh tra Chính phủ làm rõ vấn đề này và việc xử lý sau thanh tra được thực hiện như thế nào?
|
Ảnh minh họa. |
Trước kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, Thanh tra Chính phủ cho hay đã tiến hành rà soát các kết luận thanh tra liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Thanh tra Chính phủ thực hiện, gồm: Kết luận số 2181/KL-TTCP ngày 30/9/2013 về thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý vốn, tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Kết luận thanh tra số 1027/KL-TTCP ngày 28.4.2023 về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh, thời kỳ thanh tra từ năm 2011 đến năm 2020.
Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cho biết, không có nội dung kết luận liên quan đến kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về việc "cơ quan thanh tra đã phát hiện các công ty điện lực có số tiền gửi 3.000 tỉ đồng tại các tổ chức tín dụng".
Thanh tra Chính phủ theo đó đề nghị cử tri tỉnh An Giang cung cấp cụ thể hơn về nguồn thông tin kiến nghị để Thanh tra Chính phủ có thể trả lời cử tri.
Trước đó, có nhiều thông tin phản ánh lượng tiền gửi ngân hàng tại các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong năm 2022 lên tới hàng vạn tỉ đồng.
Trong văn bản giải thích gửi tới đại biểu Quốc hội vào giữa năm 2023, EVN thông tin việc các công ty con đưa hàng vạn tỉ đồng gửi ngân hàng cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỉ đồng) tại cùng thời điểm của các tổng công ty điện lực.
Tập đoàn này cho rằng, các khoản dư nợ ngắn hạn cho thấy số nợ vay tại các đơn vị rất lớn. Vì vậy, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) nói về việc Thanh tra Chính phủ chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ của 7 bộ ngành để xác minh tài sản: