Thông tin cụ ông được minh oan tội giết vợ được zing cho hay:
Hai băng rôn lớn với dòng chữ “Lễ mừng hóa giải nỗi oan ông Mưu Quý Sường” được căng trước cửa nhà. Vui buồn đan xe, bà Cú lau di ảnh chồng mà nước mắt lưng tròng: “Ông được minh oan rồi, giá như ông còn sống để chứng kiến ngày hôm nay...".
|
Bà Vi Thị Cú khóc nghẹn khi kể về hành trình kêu oan của chồng. |
Bị bắt giam 11 năm vì cáo buộc giết vợ
Vụ án oán xảy ra 41 năm trước - thời điểm ông Mưu Quý Sường đang là Phó chủ nhiệm HTX Nội Thành, xã Trù Hựu. Nghe người thân báo tin vợ là bà Hoàng Thị Múi mất tích, ông Sường vội vã về nhà. Quá trình tìm kiếm, người dân phát hiện thi thể bà Múi dưới con suối gần nhà.
Nghĩ vợ bị ngã khi gánh phân đi qua cầu tre bắc ngang con suối, ông Sường và người thân đưa thi thể bà Múi về lo hậu sự. Đám tang chưa kịp diễn ra thì công an ập đến bắt ông Sường vì nghi người đàn ông này giết vợ.
Vụ việc xảy đến khi con gái lớn của ông Sường mới lên 5 tuổi, còn con trai bé được khoảng 6 tháng tuổi. Với cáo buộc giết vợ, vị Phó chủ nhiệm HTX bị khai trừ Đảng, cách chức và đưa đến giam giữ tại trại giam Kế.
Hơn 7 năm giam giữ, cơ quan chức năng không ra kết luận điều tra hoặc đưa vụ án ra xét xử. Người thân không được tiếp xúc, thỉnh thoảng tiếp tế thông qua cán bộ trại giam.
Trong thời giam được phân làm buồng trưởng, khu giam giữ của ông Sường xảy ra vụ phạm nhân đánh nhau. Sau đó, người đàn ông mang tiếng oan giết vợ bị khởi tố, lĩnh án 4 năm tù giam.
11 năm sau, ông Sường được thả không rõ lý do. Lúc này, hai con của ông đã theo người thân sang Trung Quốc. Nhà cửa, đất đai bị tịch thu. Ông về ở với bà Cú - người phụ nữ góa chồng nuôi 4 con nhỏ - không hôn thú, không lễ thành hôn và bắt đầu hành trình đi tìm công lý.
Chết 5 năm mới được minh oan
Bà Vi Thị Cú kể khi ra tù, ông Sường không nhà cửa, ruộng vườn, bị kỳ thị vì mang tiếng ác. Chính ông cũng không hiểu vì sao bị cách ly ròng rã 11 năm, dù một mực kêu oan.
“Ông ấy khóc, nói mình bị oan nên tôi tin, quyết định về sống cùng ông ấy. Khó khăn nhiều lắm, bố mẹ hai bên phản đối, một mình ông phải bươn trải nuôi 6 miệng ăn”, bà Cú vừa khóc vừa kể về những ngày đầu hai người về sống chung.
|
Bà Vi Thị Cú. |
Hàng ngày, ông Sường đạp xe đi bán rau, gạo cho nhóm phu vàng ở cách nhà 40 km. Lãi mỗi ngày được 2 bơ gạo không đủ nuôi con nên việc kêu oan chưa có cơ hội thực hiện.
Năm 2008, vợ chồng ông được một cán bộ ngành kiểm sát hướng dẫn viết đơn gửi cơ quan chức năng. “Tiền không có nhưng thấy ông đêm đêm trăn trở, khóc thầm, vợ chồng đành vay mượn cho ông bắt xe xuống tỉnh”, bà Cú nói hi vọng vừa nhen nhóm thì gia đình nhận được văn bản trả lời của Công an tỉnh Bắc Giang nói rằng vụ việc của ông Sường đã hết thời hiệu để xem xét yêu cầu giải quyết bồi thường.
Không dừng lại, ông Sường tiếp tục gõ cửa cơ quan chức năng. VKSND tỉnh sau có văn bản trả lời việc ông cho rằng bị Công an tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang) bắt giam oan sai năm 1977 vì tình nghi giết vợ là có cơ sở, vì kết thúc điều tra mà cơ quan công an không có đủ căn cứ để kết luận ông phạm tội Giết người.
Tuy nhiên, VKSND cũng khẳng định việc bồi thường cho ông đã hết thời hiệu xem xét vì oan sai xảy ra trước ngày 1/7/1996 nhưng đến ngày tháng giữa năm 2008, ông Sường mới gửi đơn.
“Ông ấy suy sụp, đổ bệnh từ lúc nhận tin đó. Sợ các con mãi mãi mang tiếng có cha gây tội ác, những ngày cuối đời ông vẫn đau đáu về nỗi oan chưa sáng tỏ”, bà Cú khóc nghẹn khi dở quyển nhật ký của chồng. Cuối măm 2013, ông Sường qua đời khi vụ việc chưa được làm sáng tỏ.
Bản tin phát trên truyền hình về việc ông Trần Văn Thêm (ở Bắc Ninh) được minh oan sau 43 năm mang phận tử tù khiến bà Cú có thêm niềm tin đi tìm công lý. Qua kết nối, gia đình ông Sường gặp được luật sư đã giúp ông Trần Văn Thêm minh oan.
Ngày 3/1, Công an tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì "hành vi của bị can Mưu Quý Sường không cấu thành tội phạm giết người".